Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết: Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024. Theo nội dung của Luật, một số quy định đã được sửa đổi, bổ sung; trong đó có nhiều điều khoản, quy định mới liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Dự thảo).

Ảnh internet.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như thế nào? Ảnh internet.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thì qua nghiên cứu nội dung dự thảo Nghị định và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, được Quốc hội thông qua ngày 20/06/2023, cũng như trên cơ sở ý kiến của một số tổ chức tín dụng hội viên, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận thấy có một số vướng mắc cần tháo gỡ trong triển khai Luật và có ý kiến góp ý đối với Dự thảo.

Tiến sỹ Quốc Hùng phân tích: Đơn cử, về giải thích từ ngữ (Điều 2), Dự thảo đã đề cập đến nhiều thuật ngữ mới, nhưng trong đó không có giải thích rõ hoặc đưa ra các tiêu chí xác định, sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau trong thực tế.

Cụ thể, quy định về Người có ảnh hưởng, Người nổi tiếng, Người uy tín, Người được xã hội chú ý, có lượng người quan tâm, theo dõi đáng kể trên phương tiện truyền thông...; còn khá chung chung và chưa cụ thể các tiêu chí để xác định thế nào là Người có ảnh hưởng, Người nổi tiếng, Người uy tín...

“Đề nghị cơ quan soạn thảo quy định cụ thể hơn các khái niệm trên hoặc có dẫn chiếu theo quy định của pháp luật nào?”, ông Hùng nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, đại diện VNBA cũng đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định hướng dẫn định nghĩa “Người tiêu dùng” tại khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có bao gồm Tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Cụ thể, tại khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức và không vì mục đích thương mại”.

Theo đó, định nghĩa Người tiêu dùng nêu trên vẫn chưa làm rõ vấn đề “tổ chức” có phải là người tiêu dùng hay không. Đồng thời, với định nghĩa nêu trên sẽ có bất cập ở chỗ trường hợp cá nhân đại diện cho tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh cho mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của tổ chức (người sử dụng) thì tổ chức đó không được bảo vệ mà người được bảo vệ lại là cá nhân đại diện tổ chức (người mua).

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như thế nào? Ảnh internet.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng như thế nào? Ảnh internet.

“Do đó, đề nghị bổ sung khái niệm “Người mua, sử dụng” vào dự thảo Nghị định theo hướng Người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được hiểu bao gồm: tổ chức, cá nhân”, VNBA góp ý kiến.

Ngoài ra, dưới góc độ ngân hàng, hoạt động ngân hàng cung ứng các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng và Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong 03 hoạt động trên chỉ hoạt động Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là cung ứng dịch vụ, còn hai hoạt động Nhận tiền gửi và Cấp tín dụng bản chất là hoạt động của Ngân hàng, không phải hoạt động cung ứng dịch vụ, cũng không phải là hoạt động mua, bán hàng hóa, sản phẩm.

Vì vậy, để tránh phát sinh nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến sự tùy nghi trong việc giải quyết tranh chấp tại các cơ quan, ý kiến từ đại diện một số tổ chức tín dụng đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung nội dung hướng dẫn vào dự thảo Nghị định về việc hoạt động Nhận tiền gửi và Cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo Luật các Tổ chức tín dụng không phải hoạt động mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo Luật bảo vệ người tiêu dùng.

Theo bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương, tại Luật sửa đổi lần này, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện một số quy định tại Luật năm 2010, Luật cũng bổ sung một số quy định mới để bảo đảm điều chỉnh toàn diện các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.