Nguyên nhân bị nổi mề đay liên tục
Mề đay là một bệnh ngoài da phổ biến và ai cũng có thể gặp phải, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Những nốt sẩn phù do mề đay gây ra mọc rải rác khắp người hoặc tập trung thành từng mảng, đám lớn di chuyển và rất ngứa.
Nổi mề đay rất hay tái phát, đặc biệt là vào buổi tối, ban đêm hoặc sáng sớm. Mề đay phát triển do sự giải phóng các chất trung gian hóa học từ tế bào mast và basophil. Trong đó, phổ biến là histamin kích hoạt các dây thần kinh cảm giác và gây giãn nở mạch máu, rò rỉ chất lỏng vào mô xung quanh gây ngứa.
Trên thực tế, những trường hợp bị nổi mề đay liên tục không phải là ít. Theo các chuyên gia, nguyên nhân cốt lõi khiến mề đay xuất hiện là do: Suy giảm chức năng gan (giải độc), chức năng thận (thải độc) và năng lượng tế bào (hệ miễn dịch). Ngoài ra có 3 yếu tố cũng thường dẫn đến tình trạng này bao gồm:
Không tìm được tác nhân gây bệnh hoặc vẫn tiếp xúc với dị nguyên
Thực tế, có quá nhiều yếu tố tác động lên bệnh mề đay và dẫn đến tái phát. Đó có thể là nguyên nhân bên trong, bên ngoài, thậm chí không rõ căn nguyên. Ngoài ra, cũng có những trường hợp đã xác định được tác nhân kích thích nhưng vẫn tiếp xúc như: Thức ăn, thuốc, phấn hoa,... dẫn tới hiện tượng mề đay tái đi tái lại nhiều lần.
Ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
Nếu bạn đã bị mề đay trong một khoảng thời gian nhất định mà tình trạng này vẫn tiếp tục và diễn biến nặng hơn thì đó có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Chẳng hạn:
Thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích...
Ăn lại những thực phẩm đã từng bị dị ứngtrước đó.
Tiếp xúc với hóa chất, lông vật nuôi...
Căng thẳng, áp lực quá mức...
Lạm dụng thuốc chống dị ứng
Bị nổi mề đay liên tục có thể đến từ việc dùng quá nhiều thuốc chống dị ứng. Cũng vì những cơn ngứa do mề đay gây ra vô cùng dữ dội nên hầu hết người bệnh đều muốn chấm dứt điều đó thật nhanh. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ giúp giảm ngứa tạm thời nên họ phải sử dụng thường xuyên, dẫn tới hiện tượng kháng thuốc và đôi khi khiến tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, để tránh mề đay tái phát, giảm triệu chứng bệnh tốt hơn, người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý, dùng thuốc đúng cách, đặc biệt cần phải có giải pháp tăng cường chức năng gan, thận và hệ miễn dịch.
Giải pháp giúp cải thiện nổi mề đay liên tục
Mề đay thường có nguyên nhân liên quan đến cơ địa, hệ miễn dịch, vì vậy việc điều trị khỏi hoàn toàn không dễ. Mục tiêu điều trị là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và kiểm soát, cải thiện triệu chứng bên ngoài. Cụ thể:
Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia, điều đầu tiên người bệnh cần nhớ khi điều trị mề đay là phải tìm ra nguyên nhân, loại bỏ và tránh tiếp xúc lại. Nhưng trên thực tế, tác nhân gây nổi mề đay quá nhiều và không dễ để xác định. Vậy nên, một lời khuyên dành cho bạn, đó là ghi chép tất cả những hoạt động thường ngày vào nhật ký, từ ăn uống, thời tiết cho đến tiếp xúc. Điều này sẽ giúp bạn phần nào biết được bản thân bị nổi mề đay do đâu để phòng tránh.
Ăn uống, sinh hoạt khoa học
Ăn uống đúng cách sẽ làm giảm mề đay và hạn chế tình trạng tái phát. Trong thời gian mắc bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:
Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, thịt gà, thịt bò...
Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích khác.
Uống nhiều nước, tiêu thụ rau xanh và trái cây tươi hàng ngày.
Vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày, tránh để cơ thể ra mồ hôi.
Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh áp lực, căng thẳng quá mức.
Ăn uống khoa học giúp làm giảm mề đay, mẩn ngứa.
Dùng thuốc dị ứng đúng cách
Hiện nay, có khá nhiều thuốc dị ứng giúp làm giảm các triệu chứng mề đay. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ giúp giảm ngứa tạm thời, đi kèm với đó là không ít tác dụng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để việc dùng thuốc đạt kết quả và hạn chế tác dụng không tốt đến sức khỏe. Một số thuốc thường gặp trong điều trị triệu chứng bệnh mề đay gồm có:
Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc được dùng chính trong điều trị mề đay, dị ứng. Thuốc hoạt động theo cơ chế cạnh tranh với histamin trong cơ thể tại thụ thể tương ứng giúp cải thiện các triệu chứng viêm, ngứa và mẩn đỏ. Thuốc kháng histamin được chia thành 2 loại là H1 và thế H2. Trong đó, thuốc kháng histamin H1 có công dụng là chống dị ứng. Tuy nhiên, những thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ.
Thuốc bôi steroid: Nhóm thuốc này có chứa thành phần chính là steroid, giúp giảm ngứa nhanh, chống viêm hiệu quả. Được dùng trị mề đay với dạng dùng là kem bôi tác dụng tại chỗ. Trường hợp mề đay nghiêm trọng, phát triển lan rộng ra toàn thân hoặc dạng bôi không đáp ứng, bác sĩ có thể chỉ sang dạng đường uống.
Thuốc bôi có thành phần kháng sinh: Khi mề đay, mẩn ngứa gây vết thương hở, có thể sẽ cần dùng kháng sinh nhằm chống bội nhiễm.
Phụ Bì Khang – Giải pháp thảo dược giúp cải thiện nổi mề đay liên tục
Thấu hiểu những rắc rối, khó chịu mà mề đay mang tới cho người bệnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu, chắt lọc tinh hoa từ y học cổ truyền kết hợp cùng công nghệ bào chế hiện đại để cho ra đời một sản phẩm hỗ trợ điều trị dưới dạng viên nén tiện dùng mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏePhụ Bì Khang. Sản phẩm là sự phối hợp của 3 thành phần, giúp cải thiện mề đay mẩn ngứa từ bên trong, cụ thể:
Cao nhàu: Nhàu có tác dụng kháng viêm, giảm đau, chống dị ứng, làm dịu cơn ngứa, giúp vết thương mau lành, chóng lên da non, hạn chế hình thành sẹo. Đồng thời, cao nhàu giúp tăng cường chức năng thận, tăng khả năng thải độc nhằm loại bỏ chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
Cao gan: Có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc, bổ máu.
L-carnitine fumarate: Đây là một acid amin thiết yếu trong cơ thể, giúp cung cấp năng lượng tế bào, bảo vệ tế bào, từ đó nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách trị nổi mề đay liên tục. Bạn đừng quên uống Phụ Bì Khang - Sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn bạn nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc!
Thu Hoài