Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bình Dương: Doanh Nghiệp kiến nghị được tự quyết định mở cửa sau thời gian giãn cách

Tại hội thảo trực tuyến ngày 7/10 do Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình dương tổ chức nhằm: "tháo gỡ cho doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới sống chung với Covid-19". Nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị được tự quyết định việc mở cửa sau đại dịch.

Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành và đại diện hiệp hội doanh nghiệp một số tỉnh, thành phố. Bình Dương chiếm tới khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ của cả nước.

Rất nhiều ý kiến phát biểu của doanh nghiệp tại hội thảo kiến nghị Nhà nước cần bỏ cơ chế "xin - cho" mà cần để doanh nghiệp tự quyết định việc hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách xã hội.

Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương kiến nghị được tự quyết định việc mở cửa trở lại sau đại dịch
Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương kiến nghị được tự quyết định việc mở cửa trở lại sau đại dịch. (Ảnh: KT)

Theo các doanh nghiệp, nhân sự của cơ quan quản lý nhà nước có hạn nên có tình trạng doanh nghiệp nộp hồ sơ xin phép hoạt động theo mô hình "3 xanh" (nhà máy xanh, công nhân xanh, nhà trọ xanh) hoặc "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" nhưng bị "ngâm" hồ sơ, chậm trả lời.

Hiện nay, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đang quản lý khoảng 3.900 doanh nghiệp nhưng tổng cộng chỉ có khoảng 50 nhân sự, nên không thể nào đi kiểm tra từng doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, Bình Dương hiện có trên 50.000 doanh nghiệp, nếu chia bình quân mỗi huyện, thị xã quản lý từ 10.000 - 12.000 doanh nghiệp thì cũng không thể xem xét kịp thời cho từng doanh nghiệp.

Được sự ủy quyền của UBND tỉnh Bình Dương tham dự hội thảo, ông Nguyễn Thanh Toàn - giám đốc Sở Công thương - cho biết lãnh đạo tỉnh đã nhận được nhiều kiến nghị cho doanh nghiệp tự chủ trong việc hoạt động trở lại. Dự kiến tỉnh sẽ có văn bản hướng dẫn chấp thuận kiến nghị này, sẽ giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chỉ hậu kiểm.

Một số doanh nghiệp kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách để đưa công nhân trở lại Bình Dương thông qua việc xin trung ương nguồn vắc xin để ưu tiên tiêm cho người lao động từ các tỉnh trở lại.

Ông Nguyễn Thanh Toàn cho biết hiện Bình Dương vừa được phân bổ 1 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm và các loại vắc xin khác. Vì vậy, trong tháng 10 sẽ đẩy nhanh tăng tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 2.

Ông Toàn cho biết hiện Bình Dương đã cho phép các doanh nghiệp tự xét nghiệm và tự cấp giấy để cho người lao động đi lại. Bình Dương đã tiếp cận được nguồn que test từ Hàn Quốc với giá dưới 65.000 đồng 1 test. Nếu test mẫu "gộp 3" và với tần suất 3 ngày 1 lần thì chi phí cho mỗi công nhân sẽ dưới 10.000 đồng 1 ngày. Khi tỉ lệ công nhân được tiêm 2 mũi tăng lên thì chi phí test sẽ tiếp tục giảm, vì những người này chỉ phải test 7 ngày 1 lần.

Về việc một số tỉnh lân cận với Bình Dương yêu cầu phải có giấy xét nghiệm do cơ sở y tế cấp, chưa chấp nhận giấy xác nhận do doanh nghiệp cấp, đại diện Sở Công thương tỉnh Bình Dương ghi nhận và cho hay sẽ báo cáo lãnh đạo tỉnh để tìm giải pháp tháo gỡ.

Phong Vân

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.