Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ VH-TT&DL kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Di sản văn hóa

Tại Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững, do Bộ VH-TT&DL tổ chức tại Hà Nội ngày 27/7, bài viết của ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho thấy tốc độ phát triển du lịch trong nước.

Ông Croft trích dẫn thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, theo đó, Việt Nam xếp thứ 6 trong 10 nước có tăng trưởng du lịch nhanh nhất trong năm 2017 về tốc độ tăng trưởng. Năm 2017, cả nước đạt 12,9 triệu lượt khách quốc tế với tốc độ tăng trưởng khoảng 30% và 73 triệu lượt khách nội địa, vượt xa mức tăng trưởng trung bình toàn cầu là 7%.

Đặc biệt, trong quá trình này, theo ông Michael Croft: “Di sản thế giới luôn là điểm đến du lịch năng động và hấp dẫn nhất với sự gia tăng mạnh cả về số lượng du khách và doanh thu du lịch, có sự thay đổi rõ rệt trước và sau khi di sản được ghi danh”.

Bộ VH-TT&DL kiến nghị sửa đổi, bổ sung luật Di sản văn hóa - Hình 1

Chùa Cầu Hội An

Thống kê của Bộ VH-TT&DL cũng cho thấy hình dung về sự tăng trưởng này. Chẳng hạn, Văn Miếu Quốc Tử Giám thu từ vé là 46 tỉ đồng năm 2017, vịnh Hạ Long thu 1.100 tỉ đồng, quần thể di tích cố đô Huế thu 320 tỉ đồng, phố cổ Hội An thu 219 tỉ đồng, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thu 215 tỉ đồng…

Không chỉ tăng về doanh thu từ du lịch, Việt Nam hiện cũng sở hữu lượng di sản văn hóa và thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu… tăng và ở hạng cao trong khu vực. Theo Bộ VH-TT&DL, tính đến nay, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trong khi đó, tại Đông Nam Á, Thái Lan có 5 di sản, Phillipines 6, Malaysia 4, Campuchia 3, Lào 2, Myanmar 1, Singapore và Đông Timo chưa có di sản thế giới nào. Chúng ta cũng có tới 12 di sản văn hóa phi vật thể. Trong khi đó, có tới 58/175 quốc gia chưa có di sản được vinh danh, 10 quốc gia mới chỉ có 1 di sản. Việt Nam cũng có 7 di sản tư liệu được UNESCO công nhận.

Mặc dù vậy, cũng theo nhận định của các chuyên gia, VN còn nhiều vùng xám, khoảng trống trong quản lý khiến di sản đứng trước nguy cơ bị phá hủy.

Theo Bộ VH-TT&DL, một trong những khoảng trống này là quy định về di sản tư liệu. Đây là những di sản có giá trị cho việc tuyên truyền văn hóa đọc, giáo dục truyền thống lịch sử, phát huy bản sắc dân tộc. Đó có thể là những bài học làm người trong sách giáo của mộc bản trường Phúc Giang, triết lý sử dụng nhân tài trên bia tiến sĩ Văn Miếu, hay bài thuốc dân gian trong mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.

Chưa kể, với mộc bản triều Nguyễn, châu bản triều Nguyễn, Hoàng Hoa sứ trình đồ - Hành trình đi sứ Trung Hoa, di sản tư liệu còn góp phần xác định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.

Với việc phân cấp quản lý về địa phương, ông Micheal Croft cũng nêu vấn đề hạn chế về thẩm quyền của ban quản lý di sản thế giới. Hiện tại, các ban quản lý chỉ là đơn vị sự nghiệp, không có chức năng của cơ quan quản lý nhà nước.

“Điều này gây hạn chế trong công tác kiểm tra, thi hành luật tại địa điểm bảo vệ di sản, quyết định tái phân bổ thu nhập từ di sản; mà chỉ có thể báo cáo và chuyển giao cho các cơ quan Chính phủ khác hoặc cấp cao hơn”, ông Micheal Croft cho biết.

Cũng theo ông Micheal Croft, kết nối giữa UBND tỉnh và ban quản lý di sản thế giới vẫn còn rất lỏng lẻo. Do đó, những cơ chế quản lý nhà nước để tăng cường kết nối và trao quyền cho ban quản lý di sản thế giới cũng sẽ cần được thiết lập.

Chính vì thế, Bộ VH-TT&DL cũng kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung luật Di sản văn hóa. Theo đó, cần mở rộng chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân; hoàn thiện các quy định thuộc lĩnh vực bảo quản tu bổ phục hồi di tích nói chung, di sản thế giới nói riêng; bổ sung di sản tư liệu vào luật Di sản văn hóa để có thể nhận diện giá trị và lập danh mục di sản tốt hơn.

Bên cạnh đó, Bộ cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo một số bộ liên quan như Bộ KH&ĐT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi một số điều luật để tránh chồng chéo khi thực hiện các dự án liên quan đến di sản.

Chẳng hạn, có những công trình thuộc di tích quốc gia đặc biệt có quy mô chỉ vài mét vuông xây dựng (như nhà bia, phương đình…) mà vẫn coi là dự án nhóm A, kéo theo thời gian xét duyệt rất dài, dẫn đến nguy cơ phá hủy di tích do không trùng tu kịp.

Bảo Ngọc (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%
Ngân hàng Eximbank nợ xấu tăng tăng 58% so với đầu năm 2023, lãi giảm 26,5%

Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) cho thấy nhà băng này năm 2023 có thu nhập lãi thuần 1.397 tỷ đồng, giảm 2,79% so với cùng kỳ một năm trước. Trong năm 2023, Eximbank trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 694 tỷ đồng, tăng 6,7 lần so với năm trước (103 tỷ đồng).

Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu
Cổ phiếu được giao dịch trở lại, Hải Phát muốn huy động 3.000 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu

Ngay sau khi cổ phiếu HPX được giao dịch trở lại, Công ty CP Đầu tư Hải Phát lên kế hoạch chào bán hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.