Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Châu Âu cậy nhờ Azerbaijan khi khí đốt Nga có nguy cơ ngừng chảy qua Ukraine

Các quan chức chính phủ và công ty Châu Âu đang đàm phán các đối tác ở Ukraine về cách duy trì dòng khí đốt trong năm tới. Theo một số quan chức giấu tên, lựa chọn đã được thảo luận là các công ty Châu Âu mua và bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới Châu Âu.

Kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Kiev, Châu Âu đã cố gắng loại bỏ khí đốt của Nga, nhưng một số quốc gia Đông Âu vẫn tiếp tục nhận mặt hàng này thông qua đường ống đi qua Ukraine.

Nga có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD/năm nếu ngừng xuất khẩu khí đốt qua Ukraine. (Nguồn: The Moscow Times)
Nga có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD/năm nếu ngừng xuất khẩu khí đốt qua Ukraine. (Nguồn: The Moscow Times)

Hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine đã được Moscow và Kiev ký kết vào năm 2019, cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu. Theo hợp đồng này, Ukraine sẽ vận chuyển 40 tỷ m3 khí đốt của Nga mỗi năm trong giai đoạn 2021-2024. Hợp đồng sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Hồi tháng 3/2024, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông tin: “Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi không có kế hoạch ký kết bất kỳ thỏa thuận bổ sung nào hoặc gia hạn thỏa thuận hiện tại này”.

Tuy nhiên, các quan chức chính phủ và công ty Châu Âu đang đàm phán các đối tác ở Ukraine về cách duy trì dòng khí đốt trong năm tới. Theo một số quan chức giấu tên, lựa chọn đã được thảo luận là các công ty Châu Âu mua và bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới Châu Âu.

Thỏa thuận như vậy sẽ cho phép Châu Âu tránh được sự bối rối khi mua khí đốt của Nga vào thời điểm khu vực đang cố gắng cắt giảm doanh thu của Moscow.

Ý tưởng nói trên dường như sẽ được Ukraine ủng hộ. Doanh thu vận chuyển khí đốt qua Ukraine lên tới khoảng 1 tỷ USD vào năm 2021, là cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho nền kinh tế.

Bình luận về vấn đề này, Oleksiy Chernyshov, Giám đốc điều hành Naftogaz của Ukraine cho hay: “Có hai yếu tố cần ghi nhớ. Một là Ukraine có cơ sở hạ tầng vận chuyển và lưu trữ khí đốt đáng kinh ngạc, cần được sử dụng. Hai là đất nước có xu hướng ưu tiên sử dụng cơ sở hạ tầng này vì nó mang lại rất nhiều lợi thế".

Ông Oleksiy Chernyshov loại trừ bất kỳ kế hoạch nào liên quan đến việc hợp tác với "gã khổng lồ" khí đốt Nga Gazprom và cho biết việc vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan “có thể có tương lai”.

Các cuộc đàm phán về vấn đề bơm khí đốt từ Azerbaijan vào các đường ống của Nga hướng tới Châu Âu đang ở giai đoạn đầu và những người quen thuộc với vấn đề này mong đợi các quyết định sẽ diễn ra vào cuối năm nay, khi hợp đồng giữa Nga và Ukraine thời hạn hết hạn. Đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa Đông ở Châu Âu - thời điểm khu vực cần thêm nhiều khí đốt.

Giới chuyên gia nhìn nhận, nhiều chi tiết vẫn cần được làm rõ và vẫn chưa rõ thỏa thuận với Azerbaijan có được thực hiện hay không.

Hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine đã được Moscow và Kiev ký kết vào năm 2019, cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. (Nguồn: Oil Price)
Hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine đã được Moscow và Kiev ký kết vào năm 2019, cho phép Nga xuất khẩu khí đốt sang châu Âu. (Nguồn: Oil Price)

Theo một số nguồn tin, Uniper SE - "gã khổng lồ" khí đốt đã Đức - đã tham gia vào các cuộc thảo luận.

Slovakia là một trong những quốc gia quan trọng có thể hưởng lợi nếu thỏa thuận khí đốt mới được ký kết.

Hồi tháng 5, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho hay: "Ý tưởng mới của Châu Âu sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa các công ty của Nga, Azerbaijan, Ukraine... để thống nhất về các điều kiện kinh tế và giá cả. Slovakia có thể nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan, một phần trong số đó sẽ ở lại Slovakia và một phần sẽ đến các nước khác”.

Nga vẫn vận chuyển khoảng 15 tỷ m3 khí đốt sang Châu Âu mỗi năm, chủ yếu đến Slovakia và Áo. Tại Áo, khí đốt của Moscow đã đáp ứng hơn 80% lượng tiêu thụ trong 5 tháng đầu năm 2024.

Một năm qua, Châu Âu cũng tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga. Trong nội bộ khu vực, thường xuyên có những cuộc tranh luận về việc có nên làm như vậy hay không nhưng đến thời điểm hiện tại, Châu Âu chưa bao giờ trừng phạt khí đốt của Nga.

Ủy ban Châu Âu tin rằng, khu vực có thể chịu đựng được việc Nga chấm dứt quá cảnh qua Ukraine mà không gặp bất kỳ rủi ro an ninh lớn nào. Châu Âu dựa vào các nhà cung cấp thay thế và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng hơn.

Dù vậy, một số quốc gia thành viên ít lạc quan hơn và lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng tái diễn.

PV/baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Gần 16.000 người ở Nam Định có việc làm mới
Gần 16.000 người ở Nam Định có việc làm mới

6 tháng đầu năm, tỉnh Nam Định đã giải quyết việc làm mới cho khoảng 15.950 lượt người lao động, trong đó có 1.800 người đi xuất khẩu lao động.

Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI
Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức thành công Đại hội lần thứ VI

Ngày 28/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (Vuizea) đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Nam Định: Công nghiệp, xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng
Nam Định: Công nghiệp, xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng

Kinh tế tỉnh Nam Định 6 tháng đầu năm tăng trưởng 8,56% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng với mức đóng góp 5,11 điểm phần trăm.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất
Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.

iPhone giảm giá sâu đến mức nào để cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc
iPhone giảm giá sâu đến mức nào để cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc

Đối thủ cạnh tranh với iPhone tại thị trường Trung Quốc là Huawei. Theo số liệu mới nhất, doanh số điện thoại thông minh iPhone của Apple tại Trung Quốc tăng 40% vào tháng 5/2024.

Tăng trưởng của kinh tế Mỹ thấp trong nửa đầu năm 2024
Tăng trưởng của kinh tế Mỹ thấp trong nửa đầu năm 2024

Báo cáo chỉ số kinh tế của chính phủ cho thấy, thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này đã tăng lên 100,6 tỷ USD trong tháng Năm, mức lớn nhất trong hai năm, khi xuất khẩu giảm.