Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? – Bài 14

UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành QĐ số 03/2018/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn, nhằm ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền tràn lan, phá vỡ quy hoạch. Nhưng sau hơn 1 năm có hiệu lực, dù có lắng xuống, nhưng tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp vẫn diễn ra ở một số địa phương đông dân cư như Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch...

Bài 14: Xây dựng không phép, sai phép ở Phước Tân - Vì sao 'con voi vẫn chui lọt lỗ kim'?

Chuyện xây dựng không phép, sai phép đang là vấn đề nóng ở Phước Tân nói riêng và tại Đồng Nai nói chung, bởi hàng chục nghìn m2 đất lúa, đất trồng cây lâu năm biến thành nhà ở, nhà xưởng...

Biệt thự, nhà không phép xây dựng trên đất ruộng

Phường Phước Tân nằm ở phía Nam thành phố Biên Hòa, có Quốc lộ 51 và tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi qua. Địa phương này hiện đang là điểm nóng về phân lô bán nền, xây biệt thự và nhà xưởng không phép, trái phép trên đất nông nghiệp. Theo phản ánh của người dân hiện nay tại ấp Đồng và ấp Tân Mai xã Phước Tân (phường Phước Tân) không hiểu bằng cách nào mà một số cá nhân lại có thể ngang nhiên "hô biến" đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước, trồng cây lâu năm sang đất thổ cư?

Và dù chưa được cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng làm đất ở, thế nhưng những cá nhân này đã cả gan chuyển nhượng, mua bán trao đổi đất, sau đó người nọ bảo người kia đua nhau xây nhà tầng, biệt thự kiên cố, trên cả đất trồng lúa nước. Đa số những căn biệt thự này là của người thân chủ doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo địa phương?.

Thửa 413 tờ số 13 có diện tích 1.564 m2 đất trồng lúa nước còn lại nhưng lại mọc lên một ngôi biệt thự tráng lệThửa 413 tờ số 13 có diện tích 1.564 m2 đất trồng lúa nước còn lại nhưng lại mọc lên một ngôi biệt thự tráng lệ (Ảnh: HD)thửa 365 có diện tích 700 m2 một căn biệt thự cũng đang hình thành hứa hẹn sự hoành tráng, giàu có của chủ nhân của ngôi nhàThửa 365 có diện tích 700 m2 một căn biệt thự cũng đang hình thành hứa hẹn sự hoành tráng, giàu có của chủ nhân của ngôi nhà (Ảnh: HD)

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến ấp Đồng và ấp Tân Mai nơi có những căn biệt thự tráng lệ, nhà xưởng rộng lớn đang tọa lạc cụ thể: Tại thửa 413 tờ số 13 có diện tích 1.564 m2 đất trồng lúa nước còn lại nhưng lại mọc lên một ngôi biệt thự tráng lệ. Hay tại tờ số 87 thửa 365 có diện tích 700 m2 đất lúa cũng đang hình thành một căn biệt thự, đã xây xong phần thô đang được chủ nhân gấp rút hoàn thiện để đưa vào sử dụng hứa hẹn sự hoành tráng, giàu có của chủ nhân của ngôi nhà. Thửa 391 tờ số 10 với diện tích 1148 m2 đất trồng cây hằng năm khác đang hiện hữu căn biệt thự một tầng kiểu Pháp sang trọng.

Thửa 391 tờ số 10 với diện tích 1148 m2 đất trồng cây hằng năm khác đang hiện hữu căn biệt thự một tầng kiểu Pháp sang trọng.Thửa 391 tờ số 10 với diện tích 1148 m2 đất trồng cây hằng năm khác đang hiện hữu căn biệt thự một tầng kiểu Pháp sang trọng. (Ảnh: HD)

Thửa số 4 tờ số 90 có diện tích 301 m2 đất trồng lúa nước còn lại và thửa 369 tờ số 90 có diện tích 563 m2 đất trồng lúa nước còn lại cũng đang hình thành những ngôi nhà được xây dựng kiên cố.....

Tại thửa 413 tờ số 13 có diện tích 1.564 m2 đất trồng lúa nước còn lại nhưng lại mọc lên một ngôi biệt thự tráng lệTại thửa 124 tờ số 101 có diện tích 960 m2 đất trồng lúa nước còn lại , đất trồng cây hằng năm khác nhưng lại tọa lạc một ngôi biệt thự tráng lệ (Ảnh: HD)

Thửa 124 tờ 101 với diện tích 960 m2 đất trồng cây hằng năm và đất trồng lúa một căn biện thự rộng lớn đã được đưa vào sử dụng đang tọa lạc trên toàn bộ phần diện tích này. Điều đáng nói ở ấp Tân Mai không chỉ có biệt thự, nhà ở đơn lẻ mà ở đây hàng ngàn m2 đất lúa, đất nông nghiệp cũng được thay thế bằng hàng loạt nhà kho, nhà xưởng sản xuất điển hình như thửa số 5 tờ 99 có diện tích 720 m2 đất ở tại đô thị và đất trồng cây hằng năm khác nhưng lại tọa lạc một gara ô tô, hay tại 2 thửa 416, 417 tờ 99 có diện tích 1.232 m2 là đất ở đô thị, đất trồng cây hằng năm khác nhưng cũng mọc lên một nhà xưởng hoành tráng của Vietproducts liên tục treo biển tuyển công nhân lao động...

Nhà xưởng được xây dựngNhà xưởng được xây dựng trên đấy trồng cây hằng năm, đất ở đô thị (Ảnh: HD)

Hay tại tờ số 99 thửa 24 có diện tích 1.124 m2  đất ở tại đô thị, đất trồng cây hằng năm khác cũng tạ lạc một nhà xưởng của công ty TNHH MTV Quang Trung Bích... Không chỉ xây nhà xưởng, biệt thự tại tờ số 18, thửa 339 cũng đang được các đầu nậu làm hạ tầng cơ bản cắm cọc phân lô, trồng cột điện nhưng chưa kéo dây...

2 thửa 416, 417 tờ 99 có diện tích 1.232 m2 là đất ở đô thị, đất trồng cây hằng năm khác nhưng cũng mọc lên một nhà xưởng hoành tráng của Vietproducts liên tục treo biển tuyển công nhân lao động...2 thửa 416, 417 tờ 99 có diện tích 1.232 m2 là đất ở đô thị, đất trồng cây hằng năm khác nhưng cũng mọc lên một nhà xưởng hoành tráng liên tục treo biển tuyển công nhân lao động... (Ảnh: HD)

Nhà xưởng không phép “nở rộ” dọc đường Võ Nguyên Giáp

Khi TP Biên Hòa được mở rộng tuyến đường tránh Võ Nguyên Giáp hình thành thì dọc 2 bên tuyến đường này những nhà xưởng, kho bãi tập kết, gara ô tô, nhà hàng mọc lên san xát trên đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, cây hằng năm thậm chí là đất lúa.

Để tìm hiểu về vấn đề này PV chúng tôi đã có buổi thâm nhập thực tế và nhận thấy có một điều hết sức đặc biệt là chủ nhân của nhưng nhà xưởng này hầu hết không phải của người dân tại địa phương mà chúng thuộc quyền sở hữu của một số người có địa chỉ tại TP.HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu… Những cá nhân này thu gom đất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất trồng cây hằng năm sau đó dựng nhà xưởng sản xuất kinh doanh.

Cá biệt có trường hợp như bà Lê Thị Thúy Hoa có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM, bà Hoa sở hữu gần 30 thửa đất tại các tờ bản đồ số 16, 18, 29, 30, 37. Trong đó tại tờ bản đồ số 30 có đến 16 thửa đất ( 139, 141, 150, 152, 41, 132, 189, 131, 138, 140, 142, 151, 19, 174, 188, 58 ) thuộc quyền của bà Hoa. Những thửa này có diện tích lên đến hàng ngàn m2 chủ yếu là đất trồng cây hằng năm… Trên phần đất này bà Hoa đã xây dựng nhiều nhà xưởng phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.Nhà xưởng đang được xây dựng trên 2 thửa đất trồng cây hằng năm của bà HoaNhà xưởng đang được xây dựng trên 2 thửa đất trồng cây hằng năm của bà Lê Thị Thúy Hoa có hộ khẩu thường trú tại Tp.HCM (Ảnh: HD)

Bà Hoa cũng là chủ của hàng ngàn m2 đất tại Phước TânBà Hoa cũng là chủ của hàng ngàn m2 đất nông nghiệp khác tại Phước Tân (Ảnh: HD)

nhà xưởng trên đất lúa và đất trồng cây hằng năm của ông VinhNhà xưởng trên đất lúa và đất trồng cây hằng năm của ông Vinh (Ảnh: HD)Nhà xưởng của công ty Ngũ Lâm ViệtNhà xưởng của công ty Ngũ Lâm Việt (Ảnh: HD)

Ông Vinh cũng là chủ nhân của nhiều lô đất nông nghiệp khácÔng Vinh cũng là chủ nhân của nhiều lô đất nông nghiệp khác (Ảnh: HD)

Tương tự là ông Tống Văn Vinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cũng giống bà Hoa, ông Vinh cũng sở hữu hàng chục ngàn m2 đất nông nghiệp để xây nhà xưởng, trong đó có thửa 74, tờ 30 có diện tích 8.274 m2 đất lúa, tờ 30 thửa 117 có diện tích 9.178 m2 đất trồng cây hằng năm khác và tờ 18 có 2 thửa 19, 24, tờ 30 thửa 147 là đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hằng năm khác. Ông bà Phan Thanh Phương và Võ Thị Nguyệt Nga hộ khẩu thường trú tại TP.HCM cũng sở hữu hàng ngàn m2 đất trồng cây hằng năm tại tờ số 30 với các thửa 121, 70, tờ số 33 thửa 263, và tờ 93 thửa số 48.Tờ số 30 với các thửa 121Tờ số 30 với các thửa 121, 122 (Ảnh: HDTờ số 30 thửa 121 có diện tích hơn 2000 m2 của ông Phan Thanh Phương và bà Võ Thị Nguyệt Nga (Ảnh: HD)Nhiều thửa đất khác do ông Phan Thanh Phương và bà Võ Thị Nguyệt Nga sở hữu (Ảnh: HD)

Không kém cạnh, ông Trần Công Dân trú tại Biên Hòa, Đồng Nai cũng kịp sở hữu hàng ngàn m2 đất lúa xây nhà xưởng tại tờ số 30 thửa 122 với diện tích 4.478,3 m2 và cũng tại tờ bản đồ số 30 ông Dân còn sở hữu thêm các thửa 130, 145, 146, 148 và 190.Không kém cạnh, ông Trần Công Dân trú tại Biên Hòa, Đồng Nai cũng kịp sở hữu hàng ngàn m2 đất lúa xây nhà xưởngKhông kém cạnh, ông Trần Công Dân trú tại Biên Hòa, Đồng Nai cũng kịp sở hữu hàng ngàn m2 đất lúa xây nhà xưởng (Ảnh: HD)Bà Quyết còn sở hữu hàng loạt thửa đất tại tờ 29 thủa 104, 110, 113, 112, 111…Bà Quyết còn sở hữu hàng loạt thửa đất tại tờ 29 thủa 104, 110, 113, 112, 111… (Ảnh: HD)Nhà xưởng trên thửa số 76 của ông Hạn và bà Phương LanNhà xưởng trên thửa số 76 của ông Hạn và bà Phương Lan (Ảnh: HD)

Tại thửa đất cố 75 tờ 30 với 8.249 m2 đất trồng cây hằng năm và cây lâu năm của bà Lê Thị Quyết trú tại Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai cũng đang hiện hữu một nhà xưởng. Ngoài ra bà Quyết còn sở hữu hàng loạt thửa đất tại tờ 29 thủa 104, 110, 113, 112, 111…Nhiều diện tích trồng cây lâu năm nhường chỗ cho biệt thựNhiều diện tích trồng cây lâu năm nhường chỗ cho biệt thự (Ảnh: HD)Nhà máy sản xuất bê tông tươiNhà máy sản xuất bê tông tươi (Ảnh: HD)

Không chỉ những cá nhân trên mà ở Phước Tân còn có hàng trăm ngàn m2 đất nông nghiệp khác tại các tờ số 37, 17, tờ số 57, 59 và tờ số 36 đang được các cá nhân thu gom, xây dựng xưởng sản xuất thậm chí là phân lô bán nền, điều này đang khiến Phước Tân đang bị băm nát, phá vỡ quy hoạch...Thửa số 75 với hơn 8.000 m2 đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu nămThửa số 75 với hơn 8.000 m2 đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm (Ảnh: HD)

Điện lực Đồng Nai có tiếp tay?

Một người dân địa phương chia sẻ: “Chúng tôi xây dựng nhà trên đất ở, nhưng chỉ cần có vi phạm nhỏ gì thì lực lượng chức năng của phường đã vào lập biên bản, yêu cầu tháo dỡ. Nhưng tại sao hàng trăm công trình tồn tại ngang nghiên trên đất nông nghiệp, kinh doanh nhộn nhịp thì không bị giải tỏa?”.Đất nông nghiệp được thay bằng nhà xưởngĐất nông nghiệp được thay bằng nhà xưởng (Ảnh: HD)Thửa đất 54, 55 là loại đất trồng cây lâu nămThửa đất 54, 55 là loại đất trồng cây lâu năm (Ảnh: HD)

Một số người dân cũng tiết lộ: "Nghe nói, đa số phần đất canh tác được phân chia đã không còn thuộc quyền quản lý của các chủ hộ ban đầu, mà từ lâu đã được mua qua bán lại, sang nhượng để sử dụng vào các mục đích khác nhau, chủ yếu xây dựng công trình để ở, nhà xưởng kho bãi. Một số căn nhà, biệt thự mọc lên như hiện tại được cho rằng thuộc sở hữu của cán bộ, lãnh đạo, chủ doanh nghiệp hoặc đương chức hoặc mới về hưu vài năm nay"?.Thửa số 250 tờ số 14Thửa số 250 tờ số 14 (Ảnh: HD)

Vậy, làm sao để kéo được điện khi biệt thự, nhà ở xây dựng trên đất ruộng, nhà xưởng xây dựng trên đất nông nghiệp, đất lúa?  Tại sao người dân vẫn làm được điều này khi mà theo quy định của pháp luật những công trình xây dựng vi phạm sẽ không được cung cấp điện nước?.

Tuy nhiên, người dân vẫn làm được và Công ty TNHH MTV điện lực Đồng Nai vẫn cung cấp điện cho hàng loạt nhà xưởng, khu dân cư tự phát, và những căn biệt thự xây dựng trái luật trên đất nông nghiệp thông qua việc ký xác nhận hướng tuyến cho những khu dân cư tự phát.

Mà để làm được việc ký hướng tuyến yêu cầu rất nhiều thủ tục trong đó yêu cầu phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương. Vậy có hay không sự tiếp tay của chính quyền địa phương và công ty TNHH MTV điện lực Đồng Nai cho sai phạm?

Dư luận đặt câu hỏi UBND phường Phước Tân sẽ phải xác nhận những gì cho nhà ở, nhà xưởng xây lụi trên đất lúa, khu dân cư tự phát? Trách nhiệm của công ty TNHH MTV điện lực Đồng Nai đến đâu khi cấp nối điện, ký hướng tuyến cho những dự án “vẽ”  của các đầu nậu thu gom đất nông nghiệp lập dự án ảo phân lô bán nền thu lời bất chính và hàng loạt nhà ở, nhà xưởng xây dựng sai phép?

Việc cá nhân ngang nhiên thu gom đất nông nghiệp, đất lúa vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng này, UBND phường Phước Tân và UBND TP Biên Hòa sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào khi để tình trạng phá vỡ quy hoạch tràn lan như hiện nay? Có hay không tín hiệu "bật đèn xanh" của những người có thẩm quyền để một số cá nhân tự tung, tự tác như vậy?

Báo TH&CL sẽ tiếp tục thông tin!

Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.

Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ
Thái Bình tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ

Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 1546/UBND-NCKS về việc tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống cháy, nổ dịp Lễ 30/4, 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch Hè 2024.

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.