Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4

Nhằm ngăn chặn tình trạng phá vỡ quy hoạch, UBND tỉnh đã ban hành QĐ số 03/2018/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm có hiệu lực, nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tách thửa, chuyển mục đích và phân lô, bán nền đất nông nghiệp, tại một số địa phương như Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch...

Bài 4: Tây Hòa (Trảng Bom): Hàng loạt nhà trọ "mọc" trên đất nông nghiêp?

Tình trạng “xẻ thịt” đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất bằng nhiều hình thức từ công khai cho tới lén lút, thậm chí cán bộ xã cũng ngang nhiên xây nhà trọ trên đất nông nghiệp, đang diễn ra...

Nguyên chủ tịch xã Tây Hòa xây hàng loạt nhà trọ trên đất nông nghiệp?

Những tưởng, cán bộ quản lý sẽ làm gương cho người dân; tuy nhiên, thực tế tại xã Tây Hòa (huyện Trảng Bom) lại diễn ra ngược lại khi ông Đặng Đình Bừng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND xã Tây Hòa cũng thản nhiên xây dựng hàng loạt nhà trọ trên đất nông nghiệp?

Theo một số người dân phản ánh, trong những năm gần đây, UBND xã Tây Hòa và các cơ quan chuyên trách huyện Trảng Bom đã buông lỏng công tác quản lý, để tình trạng xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp tràn lan. Trong đó, có hàng chục công trình nhà trọ đã hoàn thiện đưa vào sử dụng.

Qua quá trình xác minh, cho thấy, ông Đặng Đình Bừng, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Tây Hòa, đã xây dựng hàng loạt nhà trọ trên đất nông nghiệp. Cụ thể tại tờ bản đồ số 10, thửa số 31, diện tích 677m2, loại đất cây lâu năm. Tờ bản đồ số 10, thửa đất 30, diện tich 468,9m2 loại đất ở nông thôn ONT) và cây lâu năm (CLN). Cũng tài tờ số 10, thửa số 29, diện tích 570m2 loại đất cây lâu năm. Thửa số 28, diện tích 227,7m2, loại đất ở nông thôn và cây lâu năm. Thửa số 27, diện tích 1578,6 loại đất ONT+CLN, thửa số 32 có diện tích 466,6m2 loại đất cây lâu năm và thửa số 33 có diện tích 475,1 thuộc loại đất ở nông thôn và cây lâu năm...

Có thể thấy, hàng ngàn m2 đất nông nghiệp đã được phù phép bằng cách nào đó cấp cho ông Đặng Đình Bừng và bà Phạm Thị Tuyến (?!).Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4 - Hình 1

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4 - Hình 2

Hình ảnh ghi nhận khu nhà trọ xây trên đất nông nghiệp của ông Bừng

Mặc dù, trên các diện tích đất nêu trên có xen lẫn đất ở nông thôn, nhưng việc lập lờ 2 loại đất, tận dụng xây dựng, liệu có đúng quy định pháp luật?

Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu có sự bao che, tiếp tay cho việc cán bộ xã ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân?

Ngay cả cán bộ lãnh đạo đứng đầu một xã, cũng ngang nhiên vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trái phép. Thử hỏi, để tồn tại sự việc nêu trên, bên trong sự bao che thiếu trách nhiệm, có phải tồn tại tham nhũng, lợi ích nhóm hay không?

Việc cán bộ xã xây nhà như biệt phủ, gây hoài nghi về tư cách đảng viên trong công cuộc thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng về cán bộ thực hành gương mẫu tiết kiệm và phòng chống tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, tư lợi cá nhân.

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4 - Hình 3

Hàng loạt lô đất do ông Bừng đứng tên

Để xác mình đầy đủ thông tin, PV đã liên hệ với phía chính quyền xã Tây Hòa bằng nhiều hình thức từ gửi công văn đặt lịch làm việc, đến việc trực tiếp tới trụ sở UBND xã, nhưng đến nay vẫn chưa thấy có phản hồi, thậm chí lảng tránh?

Được biết, hiện nay, ông Đặng Đình Bừng đã được điều chuyển về làm Bí thư Đảng ủy xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom). Đây cũng là một trong những điểm nóng về tình trạng phân lô bán nền trên địa bàn.

Tây Hòa - một trong những điểm nóng về phân lô nền...

Là một trong những xã nằm trong tâm điểm cơn sốt đất nên việc phân lô bán nền đất nông nghiệp xảy ra khá nhiều. Mặc dù, tỉnh Đông Nai đã có những chính sách nghiêm như dừng tách thửa trong hơn 1 năm để ban hành quy định mới chặt chẽ hơn, nhưng tình trạng trên chỉ giảm phần nào. 

Bởi lẽ, Trảng Bom  rất đông dân nhập cư từ các nơi về sinh sống, làm việc trong các công ty, nhà máy... Lợi dụng thực tế này, một số đối tượng đã tách đất nông nghiệp thành những thửa có diện tích từ 500-1.000m2, sau đó tiến hành làm đường và phân lô bán nền bằng giấy tay hoặc theo hình thức đồng sở hữu.

Một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tách thửa, chuyển mục đích và phân lô, bán nền. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đưa ra các quy định nhằm hạn chế xuống mức thấp nhất tình trạng phân lô bán nền đất nông nghiệp, nhưng chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các địa phương chưa quản lý chặt. Vì vậy, khi người dân xin tách thửa, các địa phương cần kiểm tra thực tế, nếu người tách thửa, xin chuyển mục đích để cho con, anh em xây dựng nhà ở thì giải quyết nhanh. Còn những đối tượng từ nơi khác đến, không có hộ khẩu địa phương, mua đất xin tách thửa, thì phải rà soát kỹ, nếu thấy mục đích tách thửa để phân lô, bán nền thì không giải quyết.

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4 - Hình 4

Tuy nhiên trên thực tế, không chỉ các đối tượng lợi dụng kẽ hở để phân lô bán nền, mà ngay cả một số cán bộ công quyền cũng lợi dụng chức vụ, lách luật xây nhà trọ, phân lô nền trên đất nông nghiệp

Theo tìm hiểu của PV, hàng loạt ấp trên địa bàn xã Tây Hòa, diễn ra tình trạng phân lô bán nền. Ví dụ, ngay tại Ấp 1, số thửa 29, số tờ 6, diện tích 7728.50m2, ấp 3 tại số tờ 2; các thửa số: 128, 129, 130,131, 132, 133, 134, 320, 319, 318, 317, 316, 315, 314, 313, 312, 310, 309, 308,307, 306, 305, 304,  150, 149, 148, 147,146, 145, 144, 143, 142, 141, 140,  139, 138, 137, 136, 121, 120, 119, 116,117, 118, 115, 114, 113,  151, 152, 153, 154. Hay như ấp 5 khu 1 tại thửa số 16, số tờ 3, diện tích 10139.10m2… Tình trạng này, tương tự xảy ra tại các ấp Lộc Hòa, Nhân Hòa với hàng ngàn diện tích đất đang bị “xẻ thịt” để phân lô, trong số đó, có không ít diện tích đất của cán bộ công quyền nhờ người khác đứng tên.

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4 - Hình 5

Đất nông nghiệp được phân lô trái phép tại Tây Hòa

Hàng ngàn m2 đất tại số tờ 11, số thửa 220 với diện tích 7.076,80m2 (đất ở nông thôn, đất trồng cây lâu năm) và số thửa 219 với diện tích 10.955,10m2 (đất trồng cây lâu năm), số diện tích đất này đã được cấp giấy và đang được phân lô bán nền rầm rộn, ngay sau trụ sở UBND xã Tây Hòa.Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4 - Hình 6

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? - bài 4 - Hình 7

Chỉ với 2 thửa đất 219 và 220 tại tờ số 11, đã có gần 20.000m2 đất đang được các đầu nậu tự vẽ dự án để phân lô, nền, tự làm đường, đấu điện...

Chỉ với 2 thửa đất 219 và 220 tại tờ số 11 đã có gần 20.000m2 đất, đang được các đầu nậu tự vẽ dự án để phân lô, nền, tự làm đường, đấu điện. Điều đáng nói, tại 2 thửa đất này đã được vẽ chi tiết như một dự án được quy hoạch với số lượng lô nền lên đến hàng nghìn với mức giá bình quân 300 triệu đồng/lô (diện tích từ 100 - 150m2).

Như vậy, với hàng nghìn lô đất được phân trái phép, các đầu nậu đã thu về một số tiền khổng lồ. Chính vì lợi nhuận khổng lồ như thế, không ít người đã dùng mọi cách để gom đất phân lô bán nền trái phép.

Thực tế cho thấy, việc phân lô nền thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ nên giới đầu nậu, cò đất và một số doanh nghiệp bất động sản đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu thông tin của khách hàng; thậm chí, cấu kết với một số cán bộ chính quyền dẫn đến tình trạng nhiều người bị lừa đảo, thiệt hại rất lớn, gây mất an ninh trật tự, phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của địa phương.

Mặc cho chính quyền tỉnh Đồng Nai ban hành nhiều quy định, nghị định, tổ chức nhiều cuộc thanh kiểm tra; tình trạng phân lô nền tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra nóng bỏng, chính bởi có sự tiếp tay, buông lỏng quản lý của một số cán bộ cơ sở.

Khi mà chính cán bộ đứng đầu một xã còn vi phạm, thì người dân biết tin ai và ai sẽ bảo vệ họ trước đội ngũ đầu nậu, phân lô nền trái pháp luật?

TH&CL sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.