Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 1

 Dự án Ký túc xá (KTX) Pháp Vân - Tứ Hiệp gồm 6 tòa nhà

Tỷ lệ lấp đầy không quá 35%

Từng được tung hô là ký túc xá hiện đại bậc nhất Thủ đô, khu nhà ở cho học sinh, sinh viên, được xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với diện tích hơn 40.000m2, nằm trong khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp.

Dự án này được khởi công từ tháng 9/2009, là tổ hợp 6 tòa nhà, mỗi tòa 19 tầng, có công năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.

Với nguồn ngân sách 1.900 tỷ đồng do Sở Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, dự án được lập và triển khai trong giai đoạn có biến động lớn về giá các vật liệu xây dựng, dẫn đến tổng mức đầu tư dự án điều chỉnh tăng thêm, từ gần 1.500 tỷ đồng lên gần 1.900 tỷ đồng.

Từ tháng 1/2015, 3 tòa nhà đi vào sử dụng, có sức chứa 10.800 sinh viên.

Tháng 1/2015,  3 trong số 6 tòa được đưa vào sử dụng là A1, A5 & A6. Mỗi sinh viên khi đăng ký thuê phòng chỉ cần giấy tờ chứng minh là học viên, sinh viên và đơn xin thuê phòng cùng tiền đặt cọc ban đầu là có thể vào ở. Giá thuê phòng cũng chỉ 205.000 đồng/ tháng/người, các loại phí dịch vụ đi kèm như gửi xe dao động từ 40.000 - 60.000 đồng/xe.

Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy KTX Pháp Vân – Tứ Hiệp chỉ 30 – 35% giai đoạn 2015 – 2016. Lý giải về vấn đề này, nhiều sinh viên cho biết  vì vị trí ký túc xá cách quá xa các trường học nên ít người lựa chọn.

Chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng vẫn bỏ hoang

Tháng 5/2017, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng kiến nghị cho chuyển mục đích sử dụng các hạng mục nhà A2, A3 (đã thi công phần thô) và nhà A4 (chưa giải phóng mặt bằng) sang nhà ở xã hội đảm bảo phù hợp với quy định.

Thành phố cũng xin được chỉ định chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển đổi mục đích sử dụng các hạng mục nhà A2, A3 từ nhà ở học sinh, sinh viên sang nhà ở xã hội; đồng thời lựa chọn hoặc chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội tại khu đất nhà A4.

Tuy nhiên đến nay, 6 toà nhà nhưng chỉ có 3 toà nhà đưa vào sử dụng, còn lại hầu như xuống cấp, bỏ hoang.

Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 2

3 tòa A1, A5, A6 đã được đưa vào sử dụng từ năm 2015, tuy nhiên lượng sinh viên ở đây khá ít do giao thông không thuận tiện

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại 3 tòa còn lại là A2, A3, A4 đã xây xong phần thô, nhưng không một bóng công nhân làm việc. Các hạng mục đã xây dựng xong đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Phía cổng vào được một tổ bảo vệ canh giữ. Bao quanh dự án được che chắn bằng lớp tường tôn, cỏ mọc um tùm và các bãi rác ngập ngụa.

Chị N.T.H - một người bán nước cạnh khu ký túc - cho biết: “Khu ký túc này bỏ hoang lâu rồi. Nhiều năm trở lại đây chưa thấy có động tĩnh sửa đổi gì nhiều. Ngày trước, các đối tượng nghiện ngập còn vào đó hút chích... Nhìn lâu thành quen, chẳng biết khi nào mới hoàn thiện mà đưa vào sử dụng, bỏ hoang thế này thì lãng phí quá”.

Một vài hình ảnh về khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp thời điểm hiện tại:

Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 3

Toàn cảnh khu ký túc bị bỏ hoang

 Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 4

Mặt tiền của một tòa nhà trong khu ký túc trở thành bãi đỗ xe

Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 5

Người dân địa phương cho biết chưa thấy có dấu hiệu hoàn thiện

Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 6

Vật liệu ngổn ngang sau hàng rào sắt

Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 7

Xung quanh khu ký túc nghìn tỉ, người dân tận dụng trồng rau

Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 8

Các kiốt mọc lên như nấm

Dự án ký túc xá hiện đại nhất Thủ đô 1.900 tỷ ra sao sau 9 năm xây dựng? - Hình 9

Bên cạnh một tòa nhà sáng điện, ký túc xá lặng lẽ trong bóng đêm. Nhiều người dân vẫn đang mong chờ  thời điểm dự án hoàn thiện, tránh lãng phí

Theo Lao Động