Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Đẩy mạnh đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Để hỗ trợ người dân các làng nghề, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP (Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"), thời gian qua, thành phố đã đẩy mạnh liên kết giữa nhà sản xuất với DN bán lẻ, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.

Hà Nội hiện có tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước, với 1.350 làng nghề, trong đó có 321 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận. Đây chính là điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện Chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.

Thông tin từ Sở Công Thương cho thấy, hiện Hà Nội đã công nhận được 2.167 sản phẩm OCOP chiếm 22% của cả nước. Trong đó, có 6 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Riêng năm 2022, Hà Nội công nhận 518 sản phẩm OCOP.

Hà Nội đẩy mạnh đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Đáng chú ý, lần đầu tiên sau nhiều năm, Hà Nội phát triển được 2 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc nhóm lĩnh vực dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Cụ thể là điểm du lịch Green Park (huyện Gia Lâm) và điểm dịch vụ du lịch Hồng Vân (huyện Thường Tín).

Thời gian qua, các chủ thể OCOP sau khi được công nhận đã không ngừng nâng cao về chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiên cứu thiết kế mẫu mã bao bì, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Nhiều sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường các nước trên thế giới như Úc, châu Âu, Nhật Bản... Nhờ đó, uy tín và thương hiệu của các chủ thể OCOP ngày càng được nâng cao.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Dị Nậu (huyện Thạch Thất) Nguyễn Thị Thành cho biết, mỗi năm doanh thu từ phát triển kinh tế của xã Dị Nậu đạt khoảng 640 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ nghề mộc truyền thống chiếm tới 70%. Cùng với nghề truyền thống, Dị Nậu còn sản xuất ra nhiều sản phẩm OCOP chất lượng, như gạo nếp, đu đủ, rau sạch...

Thực tế cho thấy, mặc dù các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều sản phầm được chứng nhận là sản phẩm OCOP, nhưng việc tiêu thụ không hề dễ dàng. Vì vậy, để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, ngành công thương Thủ đô đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm. Những cách làm này, đã giúp cho sản phẩm OCOP tỏa sáng hơn và vươn xa hơn.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan cho biết, việc xúc tiến sản phẩm OCOP của các chủ thể trên địa bàn thành phố - là một trong những nội dung, chương trình công tác của sở được triển khai thường xuyên, liên tục.

Từ đầu năm đến nay, Sở Công Thương đã phối hợp với các quận, huyện Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thường Tín… liên tục mở điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đến thời điểm này, Hà Nội đã có hơn 85 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn gần 30 quận, huyện, thị xã. Thông qua hoạt động này, đã hỗ trợ các chủ thể OCOP quảng bá, giới thiệu, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, đưa du khách đến với Thủ đô.

Theo đánh giá của các quận, huyện, việc mở các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các địa phương, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của địa phương, cũng như các khu vực khác của Hà Nội.

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một kênh mua sắm, quảng bá sản phẩm cho DN, do đó một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời gian tới của Chương trình OCOP là tăng cường chuyển đổi số, kết nối với các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online).

Nhằm hỗ trợ các DN, hợp tác xã sản xuất tiêu thụ sản phẩm OCOP, UBND TP. Hà Nội đã có Kế hoạch số 312/KH-UBND về Phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố năm 2023.

Theo đó, Hà Nội sẽ phát triển tối thiểu 30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn, xây dựng 5 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển du lịch tại các huyện Gia Lâm, Thường Tín, Phú Xuyên, Chương Mỹ, TX. Sơn Tây.

Với tinh thần "vì cả nước", Hà Nội đã - đang và sẽ thể hiện rõ vai trò "đầu tàu" trong việc hỗ trợ các tỉnh, thành phố giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề trên thị trường Thủ đô, tạo động lực để chương trình này phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Kim Khánh

Bài liên quan

Tin mới

Giáo dục sự tử tế cho trẻ em như thế nào là tốt nhất
Giáo dục sự tử tế cho trẻ em như thế nào là tốt nhất

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, dạy con học toán, viết chữ đẹp, làm văn hay không phải là điều quan trọng nhất. Giáo dục con trở thành người tử tế, biết tôn trọng, biết yêu thương, có trách nhiệm với người thân, người xung quanh chính là yếu tố then chốt, giúp con thành công trên đường đời cũng như trở thành người tử tế trong tương lai.

Phó Bí thư thường trực Lê Thị Thu Hồng tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang
Phó Bí thư thường trực Lê Thị Thu Hồng tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang được phân công tạm thời điều hành Tỉnh ủy Bắc Giang.

Cục Sở hữu trí tuệ đăng cai tổ chức Cuộc họp lần thứ 72 AWGIPC và các sự kiện bên lề
Cục Sở hữu trí tuệ đăng cai tổ chức Cuộc họp lần thứ 72 AWGIPC và các sự kiện bên lề

Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã đăng cai tổ chức Cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác SHTT các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề diễn ra tại Đà Nẵng và Huế.

Bắc Ninh: Trưng bày sách, báo, ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thư viện tỉnh
Bắc Ninh: Trưng bày sách, báo, ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Thư viện tỉnh

Chiều 3/5, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức khai mạc Trưng bày tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Điện Biên và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Giá vàng thế giới đi xuống, giá vàng trong nước "lập đỉnh", vì sao?
Giá vàng thế giới đi xuống, giá vàng trong nước "lập đỉnh", vì sao?

Giá vàng thế giới trụt sồi, thất thường, đi xuống trong tuần hai tuần liên tiếp. Còn tại thị trường trong nước, giá vàng lập đỉnh, ngày 4/5, áp sát mốc 86 triệu đồng/lượng. Như vậy, chênh lệch khoảng gần 17 triệu đồng/lượng.

Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông để báo cáo Bộ Chính trị
Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông để báo cáo Bộ Chính trị

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm rà soát, thực hiện đúng, đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Lãnh đạo Chính phủ; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan để hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.