Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội yêu cầu xử lý tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp

Mặc dù, UBND TP. Hà Nội có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng lấn chiếm, xây nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, đất công nhưng tại nhiều quận, huyện như Đông Anh, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì… tình trạng vi phạm, lần chiếm, xây nhà trên đất nông nghiệp vẫn tồn tại và tiếp diễn.

Tăng cường xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công

Theo đó, Hà Nội yêu cầu báo cáo thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố. UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành báo cáo kết quả về UBND TP. Hà Nội trước ngày 30/4/2020.

Cùng với đó, các sở: Xây dựng, Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo kết quả về UBND TP. Hà Nội trước ngày 31/3/2020.

Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã; tổng hợp báo cáo UBND TP trước ngày 15/5/2020.

Hà Nội yêu cầu báo cáo thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn TPHà Nội yêu cầu báo cáo thực trạng, kết quả và giải pháp xử lý vi phạm lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn TP

Trước đó, tại thông báo số 2354-TB/TU ngày 29/11/2019, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự  đảng UBND TP. Hà Nội chỉ đạo UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp, biện pháp xử lý, khắc phục các vi phạm đất đai.

Đồng thời, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan, đặc biệt là các địa phương có tỷ lệ xử lý vi phạm đất đai còn thấp nâng cao hơn nữa hiệu quả tham mưu, năng lực quản lý nhà nước về đất đai, nhất là việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm kịp thời, dứt điểm; cần chủ động xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể của mỗi địa phương, đơn vị nhằm quyết liệt xử lý dứt điểm các vi phạm còn tồn tại, nhất là các vi phạm tồn tại từ trước năm 2014.

Thường trực Thành ủy Hà Nội giao Ban Cán sự đảng UBND TP. Hà Nội siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai, trật tự xây dựng và trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ sở đối với việc phát hiện, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai…

Hàng loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở huyện Đông Anh

Dù các cấp, các ngành TP. Hà Nội đang rất quyết liệt vào cuộc xử lý vi phạm trật tự xây dựng, đất đai, đặc biệt là trong lĩnh vực đất nông nghiệp. Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng thiếu kiên quyết, thờ ơ với nhiệm vụ được giao để cho vi phạm ngang nhiên tồn tại, thách thức sự nghiêm minh của pháp luật.

Cụ thể, như Báo Thương hiệu & Công luận đã phản ánh về tình trạng nhiều cá nhân, tổ chức lấn chiếm, xây dựng công trình nhà xưởng, cơ sở sản xuất trái phép trên đất nông nghiệp ở thôn Nghĩa Vũ, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Hàng loạt nhà xưởng được xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn Nghĩa Vụ, xã Dục Tú (huyện Đông Anh, Hà Nội)Hàng loạt nhà xưởng được xây dựng trên đất nông nghiệp tại thôn Nghĩa Vụ, xã Dục Tú (huyện Đông Anh, Hà Nội)

Các hộ dân ngoài việc xây dựng trên đất nông nghiệp còn tổ chức sản xuất, chế biến gỗ, cán thép, mạ bu lông ốc vít… trái phép với quy mô lớn. Trong quá trình hoạt động, nhiều cơ sở không tuân thủ quy định về Luật Bảo vệ môi trường, xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường khiến người dân sinh sống gần đây bức xúc.

Tại khu vực này tồn tại gần chục cơ sở sản xuất, điển hình như: Cơ sở Hoành gỗ, Ngọc Hiền, Đức Hội, Huy Đại, Hiếu Hưng, Hựu Hân… Hầu hết các cơ sở này đều hoạt động theo danh nghĩa công ty nhưng không hề có các thủ tục pháp lý theo quy định của nhà nước.

Theo quan sát của phóng viên, chỉ trong khoảng 200m đường đoạn từ đầu cầu Dục Tú đến đầu thôn Nghĩa Vũ, có khoảng 4 - 5 nhà xưởng được quây tôn kín, đi ngoài đường vẫn có thể nghe thấy tiếng máy móc hoạt động bên trong. Cổng ra vào đóng, mở liên tục để người và phương tiện chuyên chở, vận chuyển hàng hóa ra vào. Cả không gian mịt mù trong khói bụi.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đăng Thọ - Phó Chủ tịch UBND xã Dục Tú, ông Thọ cho biết: "Những nhà xưởng này đều xây dựng trên đất nông nghiệp và đã tồn tại từ nhiều năm nay. Chúng tôi đã yêu cầu các cơ sở sản xuất nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Không hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo quy định, chúng tôi sẽ lên phương án xử lý và muộn nhất là đến khoảng tháng 7/2020 là chúng tôi sẽ làm...".

Huy Trung

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.