Theo thống kê của tongkhoson.com, một đơn vị thương mại sơn lớn hiện nay, ông Lê Thế Phong cho hay: “Vẫn còn rất nhiều người có thói quen mua hàng theo cảm quan (nghe, xem quảng cáo, nhìn từ những bao bì bên ngoài…) cũng có đôi khi là ham rẻ mà dễ gặp phải các cá nhân đơn vị bán sơn làm ăn gian dối, chộp giật, bất chấp mọi thủ đoạn, những loại sơn đó thường không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng ngoài thị trường. Sau khi mua phải sơn giả, kém chất lượng, khách hàng mới liên hệ tới tongkhoson.com để tìm hiểu và nhờ khắc phục các tình trạng không đáng có.”
Ông Phong cũng cho biết thêm, ngoài những khách hàng ham mua rẻ, những cơ sở, tư nhân nhỏ lẻ, không có lương tâm còn lợi dụng những khách hàng vẫn ưa chuộng những hãng sơn nổi tiếng như: Dulux, Kova…, họ sẵn sàng bỏ tiền tìm đến thợ sơn của những công trình xây dựng, những người dân, mua lại những vỏ thùng sơn của các hãng lớn với giá cao, rồi đóng sơn tự pha, kém chất lượng, để lừa người tiêu dùng. Điều này, đã làm ảnh hưởng không nhỏ cho các hãng sơn lớn cũng như thiệt hại cho các đại lý chân chính.
Hậu quả của việc sử dụng sơn giả, kém chất lượng:
- Bay màu sơn sau vài tháng sơn nhà
- Bong tróc, nứt nẻ gây mất thẩm mỹ
- Tuổi thọ công trình suy giảm nhanh chóng
- Ảnh hưởng đến kết cấu hồ vữa, bê tông của toàn bộ công trình
- Gây nấm mốc, vi khuẩn có hại cho sức khỏe
- Thành phần sơn chứa chất độc hại gây ảnh hưởng khi hít phải nhất là đối với các bệnh như hen, xoang…
Lưu ý các hình thức làm sơn giả phổ biến:
1. Nhái nhãn hiệu
- Hình thức: Tự thiết kế bao bì, logo giống các hãng sơn thương hiệu
- Nhận biết: Để nhận biết trường hợp này đòi hỏi sự tinh ý và cẩn trọng của người tiêu dùng vì mẫu mã thùng sơn có thể giống tới 99% khiến người tiêu dùng rất khó để phân biệt.
2. Mua hóa chất tự sản xuất hàng giả
- Hình thức: Mua hóa chất ở các chợ chuyên bán hóa chất về để tự pha chế thành sơn, sau đó đóng vào thùng rồi bán cho người tiêu dùng. Vỏ thùng này có thể tự in (sẽ không sắc nét), mua lại từ nhà dân hoặc công trình.
- Nhận biết: Hợp chất sơn lỏng, lợn cợn do không được hòa tan giữa các chất, nhất là chất độn, độ kết dính thấp, khi sơn thì màu không đều, dễ bị bong tróc từng mảng lớn khi đã khô…
Sơn không đều màu (Ảnh Internet)
Sơn bị bong tróc (Ảnh: Internet)
3. Dùng hàng rẻ tiền cho vào vỏ đắt tiền
- Hình thức: Thu mua các thùng sơn thật ở công trình xây dựng hoặc từ chính những người dân còn chưa ý thức được rằng họ mua vỏ thùng về để làm sơn giả. (khuyến cáo, người tiêu dùng khi đã sử dụng hết sơn, hãy đâm thủng đáy hoặc cắt vát miệng thùng để tránh bị tái sử dụng vào mục đích không lành mạnh)
- Nhận biết: Trường hợp này rất khó bị phát hiện và thường chỉ những người hiểu về sơn mới có thể phát hiện. Một mẹo dành cho bạn là nên đề cao cảnh giác và tìm hiểu về cách phân biệt các loại tem chống giả chuyên dụng được dán trên mỗi thùng sơn.
4. Rút bớt khối lượng, dung tích
- Hình thức: Sử dụng tiểu xảo rút bớt khoảng 10 – 15% khối lượng bên trong một thùng sơn thật sang 1 thùng mới.
- Nhận biết: Bạn nên kiểm tra lại khối lượng sơn theo quy cách đóng gói của từng hãng sản xuất.
Từ những thông tin bên trên hy vọng người tiêu dùng có thể từ bỏ thói quen mua hàng theo cảm tính, ham rẻ mà mất tiền oan. Hãy là người tiêu dùng thông thái, tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sơn gì, ở đâu, để đảm bảo uy tín chất lượng.
Thực tế, chỉ có những nhà sản xuất có quy mô lớn và uy tín mới tạo ra được những sản phẩm đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên các nhà máy sản xuất sơn lại không bán lẻ tại nhà máy nên để mua sơn chính hãng khách hàng hãy liên hệ với hệ thống đại lý cấp 1 của các hãng sơn để được hướng dẫn cụ thể.
Để được hỗ trợ cách nhận sơn tại kho nhà máy của từng hãng bạn có thể liên hệ qua số Hotline: 0979 603 699 hoặc 02438.626655.
Nếu có bất cứ thông tin về hàng giả, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ: Ban 389 - Báo Thương hiệu & Công luận. Tòa Soạn: số 12 - Tập thể Bộ Tư pháp, P. Quan Hoa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội. Hotline: 0973.269.389 – 0889.665.389. Email: chuyendong389.thcl@gmail.com
Linh Tuệ