ILO: Dự báo số giờ làm việc tiếp tục bị giảm trong quý II/2020
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dự kiến tình trạng số giờ làm việc bị giảm trong quý này (quý II năm 2020) sẽ tồi tệ hơn nhiều so với ước tính trước đây.
Ảnh minh họa
So với giai đoạn tiền khủng hoảng (quý IV/2019), nay số giờ làm dự kiến bị cắt giảm sẽ là 10,5%, tương đương với 305 triệu lao động toàn thời gian (giả định lao động làm việc 48 giờ một tuần). Con số ước tính trước đây là 6,7% tổng số giờ làm bị cắt giảm, tương đương với 195 triệu lao động toàn thời gian. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là việc tiếp tục áp dụng các biện pháp phong tỏa trong thời gian dài.
Nếu xét theo khu vực địa lý, tình trạng này đã và đang trở nên tồi tệ hơn với tất cả các khu vực chính. Ước tính trong Quý II, Châu Mỹ sẽ mất 12,4% số giờ làm việc (so với giai đoạn tiền khủng hoảng), Châu Âu và Trung Á sẽ mất 11,8%. Số liệu ước tính số giờ làm việc bị cắt giảm của các khu vực còn lại đều gần xấp xỉ với các khu vực nêu trên và đều cao hơn 9,5%.
Khủng hoảng kinh tế do đại dịch gây ra đã khiến gần 1,6 trên tổng số 2 tỷ người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức (chiếm phần lớn đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động) trên thế giới (lực lượng lao động toàn cầu là 3,3 tỷ) phải chịu thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng mưu sinh của họ. Đây là hậu quả của các biện pháp phong tỏa và/hoặc do họ làm việc tập trung ở các lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Ước tính tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng đã khiến 60% thu nhập của người lao động phi chính thức bị giảm trên toàn cầu. Theo khu vực địa lý, tỷ lệ này là 81% ở Châu Phi và Châu Mỹ, 21,6% ở Châu Á và Thái Bình Dương và 70% ở Châu Âu và Trung Á.
Nếu không có các nguồn thu nhập khác, những người lao động này và gia đình họ sẽ không còn cách nào để duy trì cuộc sống.
Tỷ lệ lao động làm việc ở các quốc gia khuyến nghị hay bắt buộc đóng cửa nơi làm việc đã giảm từ 81% xuống còn 68% trong hai tuần vừa qua. Con số thực tế này giảm sâu hơn so với ước tính 81% đưa ra trong báo cáo nhanh số 2 (công bố ngày 07 tháng 4) chủ yếu là do những thay đổi ở Trung Quốc.
Hơn 436 triệu doanh nghiệp toàn thế giới phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn hoạt động nghiêm trọng. Những doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có 232 triệu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, 111 triệu doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, 51 triệu doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống và 42 triệu doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và các hoạt động kinh doanh khác.
ILO kêu gọi cần triển khai ngay các biện pháp cấp bách, có tính mục tiêu và linh hoạt nhằm hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức và những đối tượng dễ bị tổn thương khác.
Các biện pháp tái khởi động kinh tế cần áp dụng cách tiếp cận chú trọng tạo nhiều việc làm, đi kèm với các chính sách và thể chế việc làm chắc chắn hơn, cùng các hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện và có nguồn lực tốt hơn. Việc điều phối quốc tế liên quan đến các gói kích thích kinh tế và biện pháp giảm nợ cũng sẽ đóng vai trò quan trọng giúp công cuộc phục hồi hiệu quả và bền vững. Những tiêu chuẩn lao động quốc tế đã được sự đồng thuận của các đối tác ba bên có thể tạo khuôn khổ cho các biện pháp này.
“Với tình hình đại dịch và khủng hoảng việc làm ngày càng diễn tiễn phức tạp, chúng ta càng cần phải khẩn trương bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất”, ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO cho biết và nhấn mạnh: “Với hàng triệu người lao động, không có thu nhập đồng nghĩa với việc không có thức ăn, không có an ninh và không có tương lai. Hàng triệu doanh nghiệp trên toàn thế giới đang nín thở. Họ không có những khoản tiết kiệm hay được tiếp cận các khoản vay. Đây là bộ mặt thật của thế giới việc làm. Nếu bây giờ chúng ta không giúp đỡ họ, đơn giản là họ sẽ không thể tồn tại”.
T.Bình
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh: Giáo viên hạn chế kiểm tra bài đột xuất, bất chợt với học sinh
Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho rằng, kiểm tra đột xuất, bất chợt, không đảm bảo tính khách quan, tạo áp lực cho học sinh, không phù hợp với mục tiêu giáo dục...
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường quản lý lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, thi người đẹp, người mẫu
Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch phối hợp trong quản lý nhà nước và thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trong biểu diễn nghệ thuật, thi hoa hậu, người mẫu.
TP. HCM: KCB không phép, chủ hộ kinh doanh Nha khoa Sĩ Nhân bị phạt 45 triệu đồng
Thanh tra Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, chủ hộ kinh doanh Nha khoa Sĩ Nhân bị xử phạt 45 triệu đồng, do cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...
Lào Cai: Chủ động ứng phó mưa lớn và nguy cơ xảy ra lũ quét sạt lở đất
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 294/VPTT-TH ngày 21/9/2023 đề nghị các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, chủ động ứng phó với mưa lớn, lốc, sét và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.
An Giang: Xử lý 44 vụ vi phạm về mặt hàng vật tư nông nghiệp trong quý III
Cục Quản lý thị trường tỉnh An Giang đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng vật tư nông nghiệp trong quý III/2023. Kết quả kiểm tra qua 85 vụ, đã phát hiện và xử lý 44 vụ vi phạm, chủ yếu đối với hành vi về nhãn hàng hóa thiếu thông tin bắt buộc, nhãn có hình ảnh, thông tin không đúng bản chất, sự thật của hàng hóa; vi phạm về quy định giá, chất lượng hàng hóa.
Lào Cai: Tổng thu từ du lịch trong 9 tháng đầu năm đạt gần 19.000 tỷ đồng
Theo thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp tục duy trì đà phát triển mạnh mẽ. Tổng lượng khách du lịch đến với Lào Cai đạt 6,1 triệu lượt, tăng 71% so với cùng kỳ năm 2022.
Câu chuyện thương hiệu
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á
Gam màu sáng - tối mang thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á