Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khu đô thị mới Thịnh Liệt: Một nguồn gốc đất, nhiều chính sách đền bù

Báo Thương Hiệu Công Luận nhận được đơn thư của ông Thái Duy Đô, trú tại tổ 42, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai phản ánh việc bồi thường của Ban dự án quận Hoàng Mai có nhiều điểm không minh bạch. Điển hình như việc không tổ chức đối thoại công khai, không làm rõ nguồn gốc đất, mức giá bồi thường cho mỗi gia đình khác nhau. Ngoài ra, gia đình ông Đô cũng không được hỗ trợ nhà tái định cư như một số hộ dân khác có cùng chung nguồn gốc đất.

Như Báo Thương hiệu và Công luận đã thông tin tại nhiều bài viết trước đó về những lùm xùm quanh việc người dân nằm trong quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt suốt hàng chục năm trời phải sống trong điều kiện vô cùng cực khổ vì dự án treo của Licogi như không được nhập hộ khẩu, không được làm đường, sửa chữa nhà ở và lắp công-tơ điện, nước… Trong khi dự án vẫn đang tồn tại nhiều bất cập thì cuộc sống của người dân tiếp tục bị xáo trộn do thường xuyên bị cán bộ phường, công an và người của Công ty TNHH MTV nhà ở và đô thị LICOGI… đến đòi “cưỡng chế kiểm đếm”, kể cả những ngày nghỉ khiến người dân vô cùng mệt mỏi và bất an.

Khu đô thị mới Thịnh Liệt: Một nguồn gốc đất, nhiều chính sách đền bù - Hình 1

Dự án khu đô thị Thịnh Liệt lại bị bỏ hoang 14 năm qua

Ngoài quy hoạch treo, một phần diện tích đất của dự án đang bị sử dụng sai mục đích, nếu đi trên phố Tân Mai có thể thấy rõ, khi dưới tấm biển treo quy hoạch khu đô thị mới Thịnh Liệt là những sân bóng đá, bãi xe, nhà xưởng, trạm trộn bê tông… đang nằm trong dự án và đã được cho thuê để thu lời.

Liên quan đến dự án này, gia đình nhà ông Thái Duy Đô, trú tại tổ 42, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai đã có đơn phản ánh về việc gia đình ông có 132m2 tại xứ Đồng Mơ, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (đây là đất ông được mua lại), bị thu hồi để thực hiện Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt. Thế nhưng, gia đình ông nhận được bồi thường quá thấp so với các gia đình hàng xóm.

Theo đó, dù cùng chung nguồn gốc đất, nhưng giá đền bù cho mỗi gia đình lại khác nhau. Nhiều gia đình được đền bù giá gấp 2 - 3 lần, thậm chí còn có cả giấy cam kết việc bố trí nhà tái định cư. Tuy nhiên mảnh đất của gia đình ông Đô lại không được may mắn như vậy khi mức đền bù là quá rẻ mạt và bất hợp lí.

Ông Đô cho biết trong thời gian qua, Chủ đầu tư đã tiến hành ngăn đường, lập chốt, chặn xe ra vào dẫn đến việc rất nhiều xưởng sản xuất bên trong khu vực này phải đóng cửa, nhưng chính quyền địa phương không can thiệp.

Khu đô thị mới Thịnh Liệt: Một nguồn gốc đất, nhiều chính sách đền bù - Hình 2

Thông báo nộp thuế của Chi cục thuế quận Hoàng Mai ghi rõ đất của gia đình ông Đô là đất ở đô thị

Ngoài ra ông Đô cho rằng: “Trong công tác vận động đền bù, tôi đã chứng kiến các tổ công tác của Quận xuống làm việc nhưng không trả lời được các ý kiến của người dân các nội dung như: Đây là dự án kinh doanh phải thỏa thuận với dân; Dự án được phê duyệt tái định cư tại chỗ tòa nhà CT5 thì khi nào xây dựng; Công khai chính sách đền bù về bồi thường thiệt hại về nhà, đất, công trình xây dựng trên đất; Tại sao không áp dụng giá tại thời điểm thu hồi đất năm 2018 (phù hợp với giá đất trên thị trường) mà áp dụng giá vào thời điểm năm 2006; Giải quyết tái định cư, chi phí hỗ trợ tái định cư, cơ chế về việc làm và đào tạo nghề khi bị thu hồi đất; Trách nhiệm giải quyết các nội dung người dân phản ánh từ Quận, Phường và chủ đầu tư; Tại sao một số hộ dân kê khai chưa được giải quyết chi trả đền bù, hỗ trợ tái định cư nhưng đã bị lực lượng chức năng tại địa phương cưỡng chế. Khi kết thúc buổi làm việc, không công khai được giá đền bù, tái định cư và đồng chí tổ trưởng tổ công tác cũng không ký vào biên bản làm việc”.

Khu đô thị mới Thịnh Liệt: Một nguồn gốc đất, nhiều chính sách đền bù - Hình 3

Biên lai thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với mảnh đất của gia đình ông Thái Duy Đô

“Tôi là dân nghèo, luôn tin tưởng chấp hành các các chính sách của nhà nước và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định hiện hành. Đóng thuế đất ở theo thông báo của Chi cục thuế quận Hoàng Mai, nộp thuế tại UBND phường Thịnh Liệt nhiều năm qua mong muốn các cấp có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên trong khi tôi chưa kê khai, chưa được làm việc để thống nhất về nội dung đền bù, tái định cư thì nhận được quyết định phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt do Chủ tịch quận Hoàng Mai ký. Trong đó gia đình tôi chỉ được làm chủ quyền tài sản trên đất, còn toàn bộ diện tích đất đã nhận chuyển nhượng và gia đình tôi sử dụng khoảng 20 năm thì lại bồi thường cho chủ gốc là ông Trịnh Tuấn Hùng”. Ông Đô chia sẻ.

Ngoài ra ông Đô cho biết cũng đã có đơn kiến nghị gửi tới UBND phường Thịnh Liệt và UBND quận Hoàng Mai về việc tạm dừng thông báo chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bởi trước đó do không đồng ý với quyết định phê duyệt phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt do Chủ tịch quận Hoàng Mai ký, nên gia đình ông đã có đơn khiếu nại lên Chủ tịch quận Hoàng Mai.

Để làm rõ tại sao việc giải phóng đền bù tại khu đô thị mới Thịnh Liệt của các hộ dân cùng chung nguồn gốc đất lại có giá đền bù khác nhau, phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND quận Hoàng Mai. Tuy nhiên sau nhiều ngày liên hệ làm việc, phía quận Hoàng Mai đến nay vẫn không có phản hồi.

Báo Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Nguyễn Tuệ

Theo Quy định, sau 12 tháng liền kề từ khi nhận bàn giao đất ngoài thực địa mà nhà đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án thì Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ lập hồ sơ, trình thành phố thu hồi đất đã giao. 

Trước đó, vào năm 2004, Licogi được UBND TP Hà Nội tạm giao 351.618 m2 đất các phường Tương Mai, Hoàng Văn Thụ và Thịnh Liệt thuộc quận Hoàng Mai để lập phương án GPMB, triển khai dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt. Sau đó 2 năm, Hà Nội bàn giao diện tích đất trên cho Locogi. Tuy nhiên, trong suốt 14 năm (2005-2018), dự án khu đô thị này vẫn dậm chân tại chỗ, cỏ dại mọc um tùm.

Đầu năm 2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Trong đó, yêu cầu kiểm tra, rà soát, hủy bỏ dự án ôm đất quá 3 năm chưa triển khai. Đây được xem là quyết sách quyết liệt với doanh nghiệp cố tình ôm đất, đặc biệt là các lô đất "vàng”. Như vậy, căn cứ theo chỉ thị “hủy các dự án triển khai quá 3 năm” này thì dự án ôm đất cả chục năm trời không triển khai gây lãng phí như Dự án khu đô thị Thịnh Liệt liệu có đang nằm trong diện "báo tử"?.

Bài liên quan

Tin mới

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.