Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Bình Dương: Nỗ lực vượt thách thức

Là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu của cả nước, tình hình kinh tế - xã hội Bình Dương trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, thách thức trước bối cảnh chung. Theo đó, Bình Dương đề ra nhiều giải pháp vượt khó trong nửa cuối năm 2023.

GRDP tăng 3,76% so cùng kỳ

Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Dương, do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm của tỉnh: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,76% so cùng kỳ 2022. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,28%; công nghiệp và xây dựng tăng 2,93%; dịch vụ tăng 5,9%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,65% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một số ngành chủ lực trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo như may mặc, giày da, chế biến gỗ tăng trưởng thấp so với các năm trước.

Về thu hút đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Bình Dương có 2.852 doanh nghiệp trong nước đăng ký mới; số vốn đăng ký 23.213 tỷ đồng, tăng 9,2% so  cùng kỳ năm trước; 37 dự án trực tiếp nước ngoài cấp mới với số vốn đăng ký 343,4 triệu USD, giảm 80,8% so cùng kỳ. Toàn tỉnh có 294 doanh nghiệp đăng ký giải thể.

Cục trưởng Cục thống kê Bình Dương Ngô Văn Mít cho biết, do tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập giảm. Vì vậy, người tiêu dùng cũng thắt chặt chi tiêu,

“Sức mua của thị trường bán lẻ trong nước giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 151,2 tỷ đồng, giảm 1,8% so cùng kỳ năm trước”, ông Mít cho hay.

Tỉnh Bình Dương nỗ lực vượt khó, hoàn thành mục tiêu 2023
Tỉnh Bình Dương nỗ lực vượt khó, hoàn thành mục tiêu 2023

Hoạt động xuất nhập khẩu liên tục giảm từ tháng 7/2022 đến nay. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 15,1 tỷ USD, giảm 14,2% so cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,78%, giảm 14,7% so  cùng kỳ.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, ước thực hiện 69.864 tỷ đồng, tăng 10,3% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực vốn ngoài nhà nước đạt 34.633 tỷ đồng; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt hơn 28.000 tỷ đồng. Riêng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, ước thực hiện hơn 7.000 tỷ đồng.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 13,6% kế hoạch của tỉnh và 24,4% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đề ra.

Thu mới ngân sách, ước đạt 31.550 tỷ đồng, bằng 48% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 42% dự toán tỉnh. Tổng chi ngân sách địa phương, ước thực hiện 7.330 tỷ đồng, đạt 24% dự toán HĐND tỉnh. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt 276.866 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 295.953 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm, Bình Dương mới giải ngân vốn đầu tư công được 21,5% kế hoạch tỉnh giao và đạt 38,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Việc giải ngân chậm, cũng kéo theo sự trì trệ của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác.

Qua 6 tháng đầu năm, Bình Dương chỉ có 6/20 chỉ tiêu kinh tế, xã hội đạt và vượt kế hoạch. Các chỉ tiêu khác như chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, nhập khẩu giảm mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh đánh giá:

“Trong 6 tháng đầu năm, Bình Dương phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi.

UBND tỉnh đã sớm dự báo, nhận định tình hình từ những tháng cuối năm 2022 , do đó đã tập trung chỉ đạo làm việc với các sở, ngành, địa phương để quán triệt nhiệm vụ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về đất đai, thủ tục đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”.

Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương (Ảnh: Chí Tưởng)

Tập chung tăng tốc tối đa

Với tình hình hiện tại, thì kế hoạch phục hồi và lấy lại đà phát triển kinh tế là mục tiêu trọng tâm của toàn tỉnh.

Theo đó, trong 6 tháng cuối năm, tỉnh Bình Dương đẩy mạnh triển khai kế hoạch thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, nỗ lực đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng còn lại và cả năm 2023, phấn đấu hoàn thành 35/35 chỉ tiêu đã đề ra, các sở, ban, ngành của tỉnh đang tập trung giải quyết cơ bản những vấn đề ách tắc, vướng mắc, tháo gỡ những vấn đề mà doanh nghiệp, người dân đang gặp khó khăn với tinh thần tăng tốc, tranh thủ thời gian, tập trung nguồn lực dành cho mục tiêu tăng trưởng.

Phó giám đốc Sở Công Thương, bà Nguyễn Thanh Hà cho biết, đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị Bộ Công Thương và các cơ quan thanh toán thương mại tại nước ngoài, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài để mở rộng giao thương, mở rộng thị trường. Từ đó, các doanh nghiệp có thể liên kết các đơn hàng xuất khẩu mới, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa, giảm hàng tồn kho. Sở cũng khuyến khích doanh nghiệp đa dạng sản phẩm để có thêm thị trường xuất khẩu.

Về phương diện xuất khẩu, để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian sắp tới, Cục Hải quan Bình Dương bám sát vào cải cách hiện đại hóa mà Tổng cục đã phê duyệt cho Cục đến năm 2025. Thực hiện chuyển đổi số ngành hải quan, Cục đã xây dựng kế hoạch nhằm làm sao thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo mục tiêu giúp họ yên tâm đầu tư và thực hiện thông quan hàng hóa nhanh hơn.

Để phát triển bền vững hơn, Bình Dương đang tập trung đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm, huyết mạch của tỉnh và của vùng. Nhờ đó, tạo sức bật cho phát triển kinh tế, đáp ứng 2 mục tiêu lớn là giải tỏa áp lực giao thông trên tuyến và chuẩn bị cho phát triển đô thị sắp tới của tỉnh.

Phong Vân

Bài liên quan

Tin mới

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.

Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ
Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ

Từ đêm nay (4/5) đến ngày 6/5, mưa rào và dông tiếp tục xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ.

Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?
Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?

Giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua, dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân đẩy giá vé máy bay tăng cao quá mức là do mức thu thuế, phí hiện nay không hề nhỏ.