Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghị định 132 bộc lộ bất cập ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn ngân hàng như thế nào?

Nghị định 132 quy định, tổng chi phí lãi vay không được vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, và khấu hao trong kỳ. Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu như tổng chi phí lãi vay của doanh nghiệp quá mức trần 30% thì sẽ không được tính là chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sau 03 năm thực thi Nghị định 132 của Chính phủ, doanh nghiệp phản ánh Nghị định 132 đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một trong những quy định đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó đó là quy định khống chế mức trần của tổng chi phí lãi vay ở mức 30%.

Ảnh internet.
Nghị định 132 bộc lộ bất cập ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn ngân hàng như thế nào? Ảnh internet.

Phân tích của chuyên gia: Tổng chi phí lãi vay 30% là mức khống chế ở các nước phát triển, việc áp dụng mức này không phù hợp với thực tiễn của Việt Nam-một nền kinh tế đang phát triển với hầu hết các doanh nghiệp đều có vốn mỏng, đang trong giai đoạn khởi nghiệp và cần phải sử dụng nhiều vốn vay. Vì vậy, việc sửa Nghị định 132 theo hướng “bỏ trần” 30% tổng chi phí lãi vay đang được xem xét, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghị định 132 quy định, tổng chi phí lãi vay không được vượt quá 30% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, cộng với chi phí lãi vay, và khấu hao trong kỳ. Hiểu một cách đơn giản hơn, nếu như tổng chi phí lãi vay của doanh nghiệp quá mức trần 30% thì sẽ không được tính là chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sẽ phải trả thuế cho cả phần lãi vay này, nếu tổng chi phí lãi vay quá 30%. Theo các doanh nghiệp, việc nâng mức trần lên 30% đã khiến doanh nghiệp "dễ thở" hơn so với Nghị định 20 trước đây- quy định trần 20% nhưng vẫn chưa thực sự trút bỏ được "gánh nặng" bấy lâu nay.

Ông Đinh Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Sản xuất đầu tư Hoàng Gia cho biết: Công ty đang rót vốn vào một công ty con để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng theo tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường, do vậy cần vốn lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư vào công ty con đã khiến doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết và bị áp trần chi phí lãi vay của Nghị định 132. Vậy nên, khi doanh nghiệp đi vay quá mức trần 30% hàng tháng không được tính là chi phí hợp lý để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Đinh Việt Anh nêu thực tế: “Ngân hàng cũng muốn cho vay, chúng tôi cũng muốn vay nhưng đối với chính sách như thế này thì chúng tôi càng vay thì càng phát sinh thua lỗ và thậm chí thua lỗ cũng phải nộp thuế cho Nhà nước. Điều này là điều làm cho doanh nghiệp chúng tôi hết sức băn khoăn”.

Nghị định 132 bộc lộ bất cập ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn ngân hàng như thế nào? Ảnh internet.
Nghị định 132 bộc lộ bất cập ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong vấn đề vay vốn ngân hàng như thế nào? Ảnh internet.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đề xuất: “Hiện nay với quy định mức trần tối đa 30% thì có nghĩa là một phần chi phí tài chính một phần chi phí lãi vay mà vượt qua mức 30% thì không tính vào trong năm tài chính đó, thì nó làm cho bức tranh tài chính của chính doanh nghiệp đó là không thực, không đầy đủ. Chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 105 của Chính phủ ban hành ngày 05/07/2023 để đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 132 ngay trong quý tư năm 2023 và để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh sau giai đoạn chịu tác động của đại dịch Covid-19”.

Một số chuyên gia đề xuất, dự thảo sửa đổi Nghị định 132 cần loại trừ tất cả chi phí lãi vay mà hợp lý, hợp lệ cho doanh nghiệp trong nước. Bởi Nghị định 132 nhằm mục đích chống chuyển giá, trốn thuế, phù hợp để quản lý các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia. Các doanh nghiệp FDI có thể chuyển lợi nhuận sang các nước, vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn để trốn thuế. Còn doanh nghiệp trong nước, dù có phát sinh giao dịch liên kết, vay vốn nội bộ lẫn nhau thì cũng khó chuyển giá, trốn thuế, nhất là khi có cùng mức thuế suất.

Các chuyên gia, đại diện Hiệp hội cũng cho rằng đối với một số doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, chuyển giá, ngành thuế hoàn toàn có công cụ để thanh tra, kiểm tra và xử lý. Không thể chỉ vì một số doanh nghiệp sai phạm mà kìm hãm nhu cầu vay vốn chính đáng của tất cả doanh nghiệp còn lại. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để các chính sách có sự đồng bộ, tránh việc sửa đi sửa lại nhiều lần.

Hiện nay các doanh nghiệp đang rất mong chờ Bộ Tài chính sớm sửa đổi Nghị định 132 về quản lý thuế với các giao dịch liên kết, để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp lỗ vẫn phải đóng thuế, khiến doanh nghiệp ngại ngần trong việc vay vốn mở rộng quy mô sản xuất.

Xuân Hải (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Tín nhiệm công việc và sự tin tưởng đều đạt 83%

Công việc của Tổng thống Nga Vladimir Putin được 83% người Nga đánh giá tích cực. Một số lượng công dân tương tự (83%) cũng bày tỏ sự tin tưởng vào Tổng thống Nga.

Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu
Bộ Y tế phản hồi thông tin vaccine AstraZeneca gây đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao
Samsung Việt Nam phối hợp cùng NIC đào tạo nhân tài công nghệ cao

Đây là hoạt động hợp tác đầu tiên giữa Samsung Việt Nam và Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030 của Việt Nam. Samsung Việt Nam sẽ phối hợp cùng NIC triển khai 6 lớp đào tạo về công nghệ cao cho khoảng 200 sinh viên tại NIC trong năm nay.

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết xây dựng nhiều Khu đô thị ở Bắc Giang

Việc điều chỉnh để phù hợp với định hướng phát triển không gian, định hướng giao thông, cấp đường quy hoạch và một số nội dung để phù hợp với thực tiễn quản lý phát triển đô thị như chỉ giới xây dựng, mật độ và tầng cao xây dựng.

Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm
Quý I/2024: Ngành đường sắt lãi đậm

Mặc dù Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 5 tỷ đồng trong cả năm 2024 nhưng tính riêng quý I, cả Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội (HRT) và Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn (SRT) đều báo lãi hơn 30 tỷ đồng.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, Đất xanh Miền Nam bị phạt 85 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất xanh Miền Nam, địa chỉ trụ sở chính tại 27 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. HCM.