Nhiều lần đòi quyền lợi nhưng bất thành

Cụ thể, vào khoảng 9h30 ngày 11/12/2018, một nhóm người lao động đã đến Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 - CIENCO8 (18 Hồ Đắc Di, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội) căng băng rôn đòi lại quyền lợi.

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 1

Người lao động căng băng rôn đòi quyền lợi tại trụ sở Cenco 8

Theo quan sát của phóng viên, dưới thời tiết mưa lạnh, những người lao động đến từ Phủ Lý, Hà Nam mang theo cả chăn, chiếu trải ra trước cửa ra vào của Công ty Cenco 8.

Hàng loạt băng rôn có ghi biểu ngữ “Yêu cầu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 - CIENCO8 giải quyết chế độ cho người lao động của Công ty CP XD 820!”; “Ai bảo vệ người lao động khi quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm?” hay “Đề nghị Cienco 8 và Cinco 820 giải quyết chế độ cho người lao động”... cũng được căng lên.

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 2

Dưới thời tiết lạnh giá, những người này mang theo cả chăn, chiếu trải ra trước cửa ra vào của Công ty Cienco 8

Trao đổi với nhóm phóng viên, ông Hoàng Văn Chiến (Phủ Lý, Hà Nam) cho biết: "Chúng tôi yêu cầu Công ty Cienco 8 trả lại BHXH cho anh em công nhân. Giải quyết chế độ cho người về hưu để chúng tôi có những chế độ tiếp theo. Cứ giữ như thế này, những người trẻ không thể đi làm ở đâu, những người già không có chế độ về hưu. Cuộc sống của chúng tôi vất vả, khó khăn lắm rồi”.

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 3

Đây không phải là lần đầu tiên người lao động căng băng rôn tại trụ sở Cenco 8

“Đó không phải là lần đầu tiên, người lao động đến đòi quyền lợi, mà từ 3 tháng trước, những băng rôn này đã xuất hiện tại đây. Tuy nhiên, vì công ty hứa khi có kinh phí sẽ trả lại ngay, nhưng đợi quá lâu nên người lao động tiếp tục đòi quyền lợi” - ông Chiến cho biết thêm.  

Theo tìm hiểu của phóng viên, trong thời gian qua, một số lao động thuộc Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 820 có đơn thư kêu cứu đến các cơ quan chức năng về việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động. Theo đó, từ năm 2009 đến nay, công ty không đóng BHXH cho người lao động, BHXH tỉnh Hà Nam đã chốt số nợ với công ty là 8.385.394.689 đồng.

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 4

BHXH tỉnh Hà Nam cũng đã có văn yêu cầu Công ty Cienco 8 trả lại quyền lợi cho người lao động

Trong đơn thư kêu cứu, nêu rõ nguyên nhân dẫn đến việc người lao động đến Công ty Cienco 8 đòi quyền lợi. Cụ thể như sau:

Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 820 đã ngừng hoạt động kể từ khi Tập đoàn Phúc Lộc tiếp quản Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 - CT CP (công ty mẹ) nắm quyền chi phối Công ty CP Xây dựng công trình giao thông 820. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông giao thông 8 – CT CP là công ty mẹ chiếm đa số cổ phần của Công ty 820, vì vậy, người lao động đề nghị Tổng công Xây dựng công trình giải quyết các chế độ quyền lợi BHXH của người lao động.

Nhiều sai phạm của liên danh Cenco 8 – Phúc Lộc

Được biết, Cenco 8 cũng chính là chủ đầu tư dự án BT hàng chục nghìn tỷ tại Thái Nguyên.

Cụ thể, Năm 2016, dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị 2 bên bờ sông Cầu, do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco 8) là nhà đầu tư duy nhất đã trúng sơ tuyển một loạt 9 dự án PPP thực hiện theo hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 5

Dự án BT nghìn tỷ vẫn chờ ngày về đích

Tổng mức đầu tư theo Quyết định phê duyệt đầu tư của tỉnh là 18.211 tỷ đồng. Trong đó: Vốn của nhà đầu tư là 12.611 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần để GPMB là 5.611 tỷ đồng; địa điểm xây dựng: TP. Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 6

Được biết, nguồn kinh phí thực hiện 9 dự án thành phần sẽ tăng từ 18.211 tỷ đồng lên 23.909 tỷ đồng

Dự án kè chỉnh trị sông Cầu nhằm đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho khu vực 2 bên bờ sông Cầu, TP. Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; khôi phục khả năng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

Xây dựng hoàn thiện đô thị 2 bên bờ sông Cầu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch được duyệt, kết nối TP. Thái Nguyên với các khu đô thị mới phía bờ đông sông Cầu, tạo cảnh quan đô thị văn minh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn đô thị loại I. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Thế nhưng, đến nay, dự án giậm chân tại chỗ, hàng loạt hạng mục thi công dang dở, sắt thép hoen gỉ… và chưa hẹn ngày về đích.

Còn tại Ninh Bình, cơ quan chức năng cũng đã chỉ ra nhiều sai phạm của Tập Đoàn Phúc Lộc.

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 7

Xây nhà 4 tầng trong hành lang bảo vệ đê

Cụ thể: Với những vi phạm tại đê hữu sông Đáy đoạn qua xã Ninh Phúc (TP. Ninh Bình) cũng nhiều lần bị lập biên bản (ngày 19/12/2013, 24/1/2014, 9/3/2017… và gần đây nhất là ngày 3/7/2017) với các lỗi vi phạm như xây dựng tường bao, chòi bát giác trong hành lang bảo vệ đê, xây nhà điều hành trạm cân, lắp đặt trạm cân trên mặt đê, đào móng xây trạm trộn bê tông, xây nhà vi phạm hành lang đê điều…

Người lao động đội mưa rét đòi quyền lợi tại trụ sở CIENCO 8 - Hình 8

Nhà bao che thiết bị cầu cảng (ảnh) Tập đoàn Phúc Lộc xây dựng không đúng với quyết định được cấp phép

Bên cạnh những vi phạm nêu trên, Tập đoàn Phúc Lộc còn có sai phạm, như: Đào móng xây dựng trạm trộn bê tông; xây nhà bao che thiết bị trên cầu cảng không đúng với quyết định cấp phép; xây nhà 4 tầng trong hành lang bảo vệ đê...

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Duy Thế - Anh Đức