Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều thương hiệu mỹ phẩm quảng cáo như 'thần dược'?

Chỉ là dòng mỹ phẩm thông thường, thế nhưng nhiều sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic, Hanayuki, Almonds… lại được quảng cáo như “thần dược”, có tác dụng trị hói đầu, rụng tóc, trị mụn, siêu trị mụn…, khiến người tiêu dùng hiểu lầm đây là thuốc chữa bệnh, chứ không phải là mỹ phẩm, có dấu hiệu vi phạm những quy định của pháp luật.

Nhiều sản phẩm là mỹ phẩm nhưng lại được "thổi phồng" công dụng như thuốc chữa bệnh. Ảnh: NGUYỄN TÙNG.

Mỹ phẩm được quảng cáo như “thần dược”

Tuy có quy định xử phạt rõ ràng, nhưng thời gian qua, việc giới thiệu, quảng cáo mỹ phẩm có khả năng điều trị, đặc trị… như “thần dược” trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến,... ngày càng phổ biến.

Chỉ cần gõ từ khóa “mỹ phẩm cho da mặt mụn”, “mỹ phẩm cho da nám” trên Google, sẽ có vô vàn hình ảnh quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm bắt mắt hiện lên và thu hút người tiêu dùng kèm theo những thông tin quảng cáo “trị mụn tận gốc”, “đặc trị nám”, “tinh chất từ thiên nhiên”, “bài thuốc cổ truyền”,…

Ảnh: CHỤP MÀN HÌNH.

Cụ thể, tại các website như: https://hanayuki.com.vn/; http://myphamhanayuki.com.vn/; http://hanayuki.asia/;  https://dibanglabeaute.com/; ... và các trang mạng xã hội như https://www.facebook.com/doandibangtrimun/; các sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu Hanayuki như Hana Acne & White, Hana Acne (Serum mụn), Hana Melasma & Night, … được quảng cáo, giới thiệu như thuốc đặc trị mụn với những mỹ từ, như: “Dòng mỹ phẩm Di Băng Hanayuki được chiết xuất từ thiên nhiên  dưới dạng serum và gel, hoàn toàn không gây kích ứng hoặc bào mòn da”; “Kem trị mụn Hanayuki là sự kết hợp tuyệt vời từ các loại thảo dược quý hiếm”; “kem trị mụn trắng da Hana Acne & White dạng kem đặc nhưng lại có tốc độ thấm siêu nhanh,…”;…

Còn tại các website https://www.vijullynatural.net, https://vijullycosmetic.com và www.ViJullyNatural.vn sản phẩm Tinh dầu bưởi Vi Jully Cosmetic – Hair Lotion (giá bán 120 ngàn đồng) được quảng cáo có tác dụng “Kích mọc tóc, trị hói, trị rụng tóc, làm dày và dài 3-5cm/ tháng, Chiết xuất từ tinh dầu vỏ bưởi nguyên chất 100%, Nuôi dưỡng chân tóc chắc khỏe…”.

Hay dầu gội Vi Jully Cosmetic – Pomelo Shampoo (giá bán 280 ngàn đồng) với công dụng “đặc trị hói đầu rụng tóc từng mảng, tăng cường sức đề kháng cho tóc, sản phẩm 100% từ tự nhiên, giúp giảm rụng tóc,nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong…

Ảnh: CHUP MÀN HÌNH.

Tương tự, Dầu xả Vi Jully Cosmetic – Daisy Conditioner (giá bán 200 ngàn đồng) được quảng cáo “Đặc trị hói đầu rụng tóc từng mảng, giúp phục hồi tóc khô sơ gãy rụng, phục hồi cực tốt cho tóc tả tơi do quá trình làm tóc và sử dụng hóa chất, giúp tóc suôn mượt, mềm mại...”.

Đặc biệt, khi 03 sản phẩm nói trên được ghép với nhau tạo thành combo “bộ 3 đặc trị rụng tóc Vi Jully” (giá bán 600 ngàn đồng) được “thổi phồng” với công dụng “Trị rụng tóc, kích thích sự tăng trưởng của tóc mới; giúp làm dày, dài những mái tóc mỏng, hói trên da đầu; ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả; làm chậm quá trình lão hóa của tóc, tăng cường lưu thông máu ở da đầu, nuôi dưỡng tóc hiệu quả, giúp bạn có một mái tóc suôn, mượt mà và chắc khỏe sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng, cam kết hiệu quả 100%”.

Nhập nhèm mỹ phẩm “đội lốt” thuốc chữa bệnh

Tuy nhiên, khi phóng viên tìm mua các sản phẩm này, thì lại trái ngược hoàn toàn với những nội dung được thổi phồng trên không gian mạng. Cụ thể, các nội dung trên bao bì sản phẩm Hanayuki Acnes, Hana Melasma & Night,… thể hiện rõ sản phẩm chỉ là mỹ phẩm thông thường có tác dụng giúp giảm mờ nám, dưỡng trắng da, giúp giảm mụn, … sản xuất tại Việt Nam, được Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ VB Group (có địa chỉ tại 76 Nguyễn Trãi, phường 3, Quận 5, TP. HCM) chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị thường.

Cảm nhận bằng mắt thường, cũng có thể nhận thấy bao bì đựng các sản phẩm này khá sơ sài. Ảnh: NGUYỄN TÙNG.

Đặc biệt, cảm nhận bằng mắt thường, cũng có thể nhận thấy bao bì đựng các sản phẩm này khá sơ sài, không có tem, mác, niêm phong. Chỉ khi mở vỏ hộp đựng ra, thì bên trong mới có tem niêm phong trên sản phẩm với nội dung “Trung tâm tem và Vl chống giả - Bộ Công an – Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ VB Group – Tem chống hàng giả”… Như vậy, nếu sản phẩm bị đánh tráo hoặc bị khui, mở, trước khi đến tay người dùng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn quyền lợi của khách hàng.

Còn trên nhãn mác của cả 03 sản phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic thì đều thể hiện đây là những sản phẩm mỹ phẩm, được cơ quan chức năng cấp phép là mỹ phẩm với các số công bố 637/19/CBMP-LA (sản phẩm Tinh dầu bưởi Vi Jully Cosmetic – Hair Lotion), 932/18/CBMP-LA (sản phẩm Dầu xả Vi Jully Cosmetic – Daisy Conditioner), 933/18/CBMP-LA (sản phẩm Dầu gội Vi Jully Cosmetic – Pomelo Shampoo) với công dụng lần lượt là:

Dùng để dưỡng ẩm cho tóc, giảm rụng tóc; dưỡng da đầu, giúp tóc mềm mượt và vào nếp; Dầu gội bưởi làm sạch, dưỡng da đầu, giúp ngăn ngừa hình thành gầu, hạn chế tình trạng rụng tóc;…. Hoàn toàn không có những thông tin “trị, đặc trị” như quảng cáo trên không gian mạng internet.

Trên nhãn mác của cả 3 sản phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic thì đều thể hiện đây là những sản phẩm mỹ phẩm. (Ảnh: NGUYỄN TÙNG)
Trên nhãn mác của cả 3 sản phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic thì đều thể hiện đây là những sản phẩm mỹ phẩm. Ảnh: NGUYỄN TÙNG.

Đặc biệt, các sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu Almonds như: Cao đông y, của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại – Dịch vụ Mỹ phẩm Almonds (có địa chỉ tại 666/10/1 – 3 – 5 đường Ba Tháng Hai, Phường 14, Quận 10, TP. HCM) không chỉ được các website https://almonds.com.vn/; https://www.almondsvietnam.vn/... Còn được giới thiệu, quảng cáo như “thần dược” với các công dụng như: “Chuyên trị các loại mụn,…”; “Trị dứt điểm nám, tàn nhang do cơ địa”;… trên bao bì của các sản phẩm này cũng thể hiện, sản phẩm như là thuốc chữa bệnh, với các ngôn từ như “đặc trị các loại mụn, trị dị ứng do nhiễm chì, thải sạch corticoid,..”.

Không chỉ quảng cáo như thần dược, trên bao bì sản phẩm cũng thể hiện đây là
Không chỉ quảng cáo như thần dược, trên bao bì sản phẩm cũng thể hiện đây là "mỹ phẩm thuốc". Ảnh: NGUYỄN TÙNG.

Cần xử lý nghiêm

Trao đổi về việc nhiều sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic, Almonds, Hanayuki… được quảng cáo như “thần dược” trị hói đầu, rụng tóc, trị mụn, siêu trị mụn, Luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP. HCM cho biết:

Thông tư 06/2011/TT- BYT ngày 25/01/2011 về quản lý mỹ phẩm quy định: “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm, được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người, hoặc răng và niêm mạc miệng, với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”.

Ngoài ra, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, quy định thi hành một số điều của Luật Quảng cáo nêu rõ: Mỹ phẩm được cấp công bố trong nước được quy định rõ ràng về công dụng, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc.

Việc sử dụng câu từ để quảng cáo các tính năng của sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó, các từ mang ý nghĩa chữa khỏi như "trị", "điều trị", "chữa trị" không được chấp nhận trong quảng cáo mỹ phẩm.

Theo Luật sư Trần Minh Cường, căn cứ vào những quy định trên có thể thấy, nhiều mỹ phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic, Almonds, Hanayuki … đang có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng, dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng về công dụng thực sự của sản phẩm. (Ảnh: NGUYỄN TÙNG)
Theo Luật sư Trần Minh Cường, căn cứ vào những quy định trên có thể thấy, nhiều mỹ phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic, Almonds, Hanayuki … đang có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng, dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng về công dụng thực sự của sản phẩm. Ảnh: NGUYỄN TÙNG.

Cũng theo Luật sư Trần Minh Cường, tại các Điều 51, 52, 55 quy định về quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm, sữa - dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ… của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 (có hiệu lực từ ngày 01/06/2021) Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, mức xử phạt cho các hành vi vi phạm đã được tăng mạnh so với quy định trước đây. Cụ thể, tại khoản 4, Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Căn cứ vào những quy định trên có thể thấy, nhiều mỹ phẩm mang thương hiệu Vi Jully Cosmetic, Almonds, Hanayuki … đang có dấu hiệu vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, lừa dối người tiêu dùng, dễ khiến người tiêu dùng lầm tưởng về công dụng thực sự của sản phẩm.

“Cơ quan chức năng cần thường xuyên vào cuộc để xử lý các hành vi thổi phồng công dụng của mỹ phẩm như “thần dược” trên thương mại điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến,... cũng như trên bao bì sản phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, luật sư Trần Minh Cường cho biết thêm.

Dịch Covd-19 đang làm người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm. Thay vì đến trực tiếp cửa hàng, thì mua sắm online đang được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ thông tin, nguồn gốc, để lựa chọn cho mình những sản phẩm chuẩn, đúng tiêu chuẩn, chất lượng. Tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Hoàng Dương – Nguyễn Tùng

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.