Tự điều trị theo… cơn đau

Quá trình thăm khám thực tế hiện nay cho thấy, tâm lý nôn nóng muốn khỏi bệnh và nhanh chóng thoát khỏi những phiền phức dai dẳng của bệnh xương khớp, khiến việc điều trị căn bệnh này gặp rất nhiều khó khăn. Không ít bệnh nhân xương khớp mắc phải thói quen: hễ đau là uống thuốc, hết đau thì ngưng thuốc, còn nếu vẫn chưa hết đau thì lại tìm đủ mọi phương pháp để giảm cơn đau. Thậm chí, có những người thiếu kiên nhẫn, bỏ ngang điều trị khiến bệnh tình trở nặng. Một thống kê gần đây đã chỉ ra, hơn 33% người bệnh điều trị tại khoa cơ xương khớp phải nhập viện vì… “tự” làm bác sĩ.

Rất nhiều khuyến cáo về những rủi ro nghiêm trọng khi bệnh nhân xương khớp dễ dàng chọn cách tự điều trị theo sự xuất hiện của cơn đau, uống thuốc giảm đau liều cao, chạy chữa theo tin đồn… Nghiên cứu cho thấy, bên cạnh các vấn đề về gan, thận, chảy máu dạ dày…, nếu bệnh nhân khớp sử dụng những loại thuốc giảm đau, kháng viêm trong nhiều năm từ liều trung bình cho tới liều cao sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim từ 50% đến 80%.

Bỏ qua những tổn thương căn bản của khớp

Việc điều trị các bệnh lý xương khớp rất phức tạp vì phải phối hợp nhiều biện pháp như: điều trị triệu chứng đau và viêm (bằng thuốc kháng viêm, giảm đau), điều trị bệnh (các thuốc làm chậm tiến trình của bệnh), các thuốc hỗ trợ, trị liệu vật lý… Trong đó, quan trọng nhất vẫn là ngăn cản tình trạng tổn thương sụn và xương dưới sụn tiến triển. Các loại thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau tức thời (thuốc điều trị triệu chứng) mà không có khả năng tác động vào căn nguyên của bệnh.

Những nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức khớp đều cho thấy, sụn và xương dưới sụn được xem là hai tổn thương cơ bản trong các bệnh xương khớp. Khi lớp sụn khớp bao quanh đầu xương bị hao mòn, xù xì làm các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau. Tại phần xương dưới sụn, sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương làm thay đổi cấu trúc và hình dạng của xương dưới sụn. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị dính khớp do lớp mô sụn bị phá hủy, teo cơ, gai xương, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế suốt đời.

Chăm sóc sụn và xương dưới sụn, bảo vệ khớp từ gốc

Cùng với việc tuân thủ điều trị, người bệnh xương khớp cần ngăn ngừa, làm chậm quá trình xương khớp thoái hóa càng sớm các tốt, với các phương pháp kết hợp như vận động, trị liệu vật lý, dinh dưỡng hợp lý, bổ sung dưỡng chất cho sụn và xương dưới sụn…

Những khó khăn trong điều trị bệnh xương khớp - Hình 1

Dưỡng chất PEPTAN (có trong JEX Max) nhanh chóng có mặt ở mô liên kết tại sụn và xương dưới sụn, giúp giảm đau và chăm sóc sức khỏe xương khớp hiệu quả, an toàn

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra dưỡng chất PEPTAN, một loại peptide cao cấp có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên chứa hoạt tính sinh học cao, có tác dụng đặc biệt đối với sụn và xương dưới sụn. Nghiên cứu cho thấy, hơn 90% thành phần PEPTAN được cơ thể hấp thu trong 12 giờ sau khi uống. Được tinh chiết bằng công nghệ độc quyền của Mỹ giúp dưỡng chất này có được tỷ lệ tối ưu các acid amin quý, để có thể tác động trực tiếp đến sụn và xương dưới sụn từ đó kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh xương khớp. Không chỉ làm tăng gấp 3,2 lần lượng Collagen tuýp II và 3,6 lần lượng Aggrecan (các chất căn bản của sụn khớp), PEPTAN còn kích thích các tế bào tăng sản sinh xương cạnh tranh với hủy cốt bào, làm gia tăng hình thành xương, giúp phục hồi mật độ khoáng chất của xương, tăng sức bền của xương.

Với khả năng tác động mạnh mẽ vào hai thành phần cơ bản của khớp là sụn và xương dưới sụn, dưỡng chất thiên nhiên PEPTAN đạt hiệu quả tối ưu làm giảm đau, chăm sóc hệ thống xương khớp, hỗ trợ điều trị các tổn thương ở các khớp. Đây chính là giải pháp hữu hiệu giúp chăm sóc, phòng ngừa bệnh xương khớp từ sớm.

Những khó khăn trong điều trị bệnh xương khớp - Hình 2

PV