Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Sân bóng, bãi trông giữ xe “mọc” trên đất công khu Đầm Hồng

Hơn 30.000m2 đất công trong khu Đầm Hồng thuộc phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) được giao cho Trung tâm Quỹ đất quận Thanh Xuân quản lý, tuy nhiên hiện nay tại khu đất này đang “mọc” lên hàng loạt sân bóng nhân tạo cùng hoạt động trông giữ xe, kinh doanh thu lợi nhuận…

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Sân bóng, bãi trông giữ xe “mọc” trên đất công khu Đầm Hồng - Hình 1Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Sân bóng, bãi trông giữ xe “mọc” trên đất công khu Đầm Hồng - Hình 1

Sân bóng, bãi trông giữ xe “mọc” trên đất công khu Đầm Hồng thuộc địa bàn phường Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội)

Theo các Quy hoạch phân khu đô thị H 2-2, H 2-3, H 2-4, đất công trong khu vực Đầm Hồng (phường Khương Đình) dự kiến được sử dụng phục vụ cho giao thông, cây xanh, hỗn hợp và đất ở. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 30/06/2016 của HĐND quận Thanh Xuân về việc thông qua kế hoạch: “Quản lý, chống lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân” cũng nêu rõ:

“Giao UBND quận chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các phường trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát các điểm đất công, đất xen kẹt trên địa bàn 8 phường theo các Quyết định của UBND quận 04/02/2008 giao cho các phường quản lý;

Ban hành các Quyết định giao UBND các phường quản lý các địa điểm đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn phường, điều chỉnh hoặc thay thế các Quyết định từ năm 2008, đảm bảo đúng quy định của pháp luật;

Sau khi được giao quản lý các địa điểm đất công, đất nông nghiệp, UBND các phường lập và thực hiện Dự án rào tôn (hoặc xây tường), xây dựng Kế hoạch quản lý chống lấn chiếm, khai thác, sử dụng, chịu trách nhiệm về việc để phát sinh các công trình vi phạm trật tự xây dựng tại các địa điểm đất được giao”.

Tiếp đến, ngày 15/12/2017, UBND quận Thanh Xuân có văn bản số 1901/UBND-TN&MT về việc giao nhiệm vụ quản lý các khu đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận.

Văn bản nêu rõ: Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/01/2014 của UBND TP. Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 23/06/2016 của UBND quận Thanh Xuân; Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 30/06/2016 của HĐND quận Thanh Xuân…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai đối với các khu đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận, UBND quận chỉ đạo Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận quản lý 7 khu đất công. Đồng thời, Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận và UBND các phường có trách nhiệm lập phương án quản lý, sử dụng cụ thể đối với từng khu đất, đất nông nghiệp được giao quản lý, báo cáo UBND quận xem xét, chấp thuận; hoàn thành trước ngày 01/02/2018.

Theo đó, Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Thanh Xuân được giao quản lý 7 khu đất công, trong đó có khu đất đầu Đầm Hồng, phường Khương Đình. Tổng diện tích là 30.312,3m2, gồm 2 ô: Ô đất phía Đông Nam hồ Khương Trung 1 (diện tích 18.203m2) và ô đất phía Tây Nam hồ Khương Trung 1 (diện tích 12.289 m2).

Đây là đất công, đất chưa sử dụng, khu đất đang chờ dự án trên địa bàn quận. Tuy nhiên, trong thời gian chờ đợi dự án, hàng chục nghìn m2 đất công này đã được Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận khai thác một cách triệt để, bằng cách liên kết, phối hợp với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Gia Hưng để kinh doanh dịch vụ trông giữ xe ô tô và làm hàng loạt sân bóng nhân tạo.

Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi một ngày, các sân bóng nhân tạo này luôn trật kín người thuê và được chia thành nhiều khung giờ khác nhau. Với mức giá mỗi trận khoảng từ 500 - 700.000 đồng/lượt, cùng dịch vụ trông giữ xe, kinh doanh dịch vụ kèm theo…, thì số tiền mỗi ngày thu được từ những hoạt động này là không hề nhỏ.

Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Sân bóng, bãi trông giữ xe “mọc” trên đất công khu Đầm Hồng - Hình 2Quận Thanh Xuân (Hà Nội): Sân bóng, bãi trông giữ xe “mọc” trên đất công khu Đầm Hồng - Hình 2

Đối chiếu với quy hoạch phân khu đô thị của UBND TP. Hà Nội, thì việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Thanh Xuân cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Gia Hưng xây dựng hàng loạt sân bóng nhân tạo, khai thác dịch vụ trông xe ô tô là trái quy định, sử dụng đất sai mục đích…

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Tuấn Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Thanh Xuân cho biết: “Trước đây, khu đất đã được san lấp sơ bộ có cốt nền trung bình cao hơn đường ven hồ 0,8m, nhưng đi lại khó khăn. Tình trạng đổ trộm phế thải, rác thải xây dựng diễn ra phức tạp…, nên việc quản lý khu đất rất bất cập, không ai có thể túc trực ở đó cả ngày được. Việc liên kết với doanh nghiệp khai thác kinh doanh sân bóng là giải pháp hợp lý, vừa có chỗ cho người dân thể dục thể thao, vừa quản lý được khu đất.”

Trong văn bản đề xuất quản lý chống lấn chiếm, đổ trộm phế rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận đề xuất với UBND quận Thanh Xuân 2 phương án.

Phương án thứ 1 là dùng ngân sách của quận để xây dựng hàng rào tôn bao quanh khu đất. Tuy nhiên, với phương án này tổng kinh phí dự kiến lên tới 2.342.000.000 đồng trong năm đầu tiên, hàng năm lại phải thêm 144.000.000 đồng để tổ chức trông giữ nên đã không được sự chấp thuận của UBND quận.

Thay vào đó, Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận đưa ra một phương án 2 là xã hội hóa bằng hình thức liên kết với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Gia Hưng. Có nghĩa là công ty này sẽ bỏ 100% vốn để đầu tư xây dựng sân bóng nhân tạo và trông giữ xe ô tô. UBND quận Thanh Xuân đã đồng ý đề xuất phương án này.

Điều đáng nói ở đây, trong 2 năm liên kết (kể từ tháng 10/2018), Công ty Gia Hưng sẽ không phải nộp bất kỳ khoản thu nào từ việc kinh doanh vào ngân sách Nhà nước. Sau thời gian 2 năm mới phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Mục đích sử dụng khu đất công ở khu vực Đầm Hồng đã được nêu rõ ràng trong quy hoạch phân khu đô thị của UBND TP. Hà Nội. Đối chiếu với quy hoạch này, có thể thấy việc Trung tâm Phát triển Quỹ đất quận Thanh Xuân cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Gia Hưng xây dựng hàng loạt sân cỏ nhân tạo và khai thác dịch vụ trông xe ô tô là trái quy định, sử dụng đất sai mục đích…

Trước thực trạng nêu trên, đề nghị UBND TP. Hà Nội, quận Thanh Xuân cần nhanh chóng tiến hành kiểm tra, xác minh. Đồng thời, có phương án xử lý kịp thời đối với việc sử dụng đất công sai mục đích nêu trên.

Huyên Quang

Bài liên quan

Tin mới

VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Rủi ro ngắn hạn cao, nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân một phần theo chiến lược giao dịch T+ trong phiên giao dịch hôm nay 24/4 và hạn chế mua đuổi cổ phiếu.

Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Ông Trần Nam Hưng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trước khi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Nam Hưng từng giữ các chức vụ như Chánh Văn phòng HĐND - UBND thị xã Tam Kỳ; Phó chủ tịch UBND TP. Tam Kỳ; Phó Bí thư Thành ủy Tam Kỳ; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Tam Kỳ.

Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông
Giá tiêu hôm nay 24/4: Tăng nhẹ tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông

Giá tiêu hôm nay 24/4, gái tiêu tăng nhẹ 500 đồng/kg tại hai tỉnh Gia Lai và Đăk Nông. Hiện giá tiêu ổn định trong ngưỡng cao nhất là 98.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay 24/4: Tăng 1.000 tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 24/4, giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh khu vực miền Bắc. Hiện giá heo dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 24/4: Tăng tới 2.300 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 24/4, gái cà phê tăng tới 2.300 đồng/kg, giá chạm mốc kỉ lục 129.000 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 128.700 đồng/kg.

Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít
Chỉ số hài lòng của người dân: Thận trọng với kết quả tích cực vì số phiếu khảo sát ít

Bộ Nội vụ vừa công bố chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2023. Theo đó, có hơn 82,6% người dân hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, tăng so với năm 2022 (80,08%). Chỉ số tích cực trên nói lên điều gì?