Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh bạch biến
Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh bạch biến. Theo các chuyên gia da liễu, bạch biến là hậu quả của việc cơ thể bị mất hoặc giảm mạnh 1 loại tế bào da sản xuất melanin (sắc tố quyết định màu da).
Khi bị bạch biến, người mắc sẽ có những biểu hiện sau:
Cơ thể có những vùng da nhỏ bị mất màu và sắc tố, trở thành màu trắng.
Các mảng da bị bạch biến thường không có cảm giác khi chạm vào, không gây đau, ngứa.
Mảng da bị bạch biến đa dạng về kích thước, thường lan rộng và hình thành các mảng bạch biến lớn hơn, không có hình thù xác định.
Mảng da bị bạch biến thường xuất hiện đối xứng ở 2 bên trên cơ thể.
Lông, tóc ở vùng da bị bạch biến cũng có thể bị mất sắc tố.
Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bệnh bạch biến
Hiện nay, cũng đã có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng bệnh bạch biến nhưng đa phần là sẽ đi kèm với một số tác dụng phụ. Cụ thể là:
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữa bạch biến
Thuốc uống: Bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc có tác dụng tăng cảm ứng với ánh sáng toàn thân hoặc tại chỗ như: Meladinine, melagenina,... kết hợp với chiếu tia cực tím có bước sóng dài hoặc ngắn tại vị trí có tổn thương bạch biến. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Tác dụng phụ của thuốc là gây chán ăn, tăng men gan, vàng da hoặc khiến các đám bạch biến bị đỏ, rát phỏng. Vì vậy, cần sử dụng thêm các thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.
Thuốc bôi: Corticoid kết hợp với các liệu pháp điều trị khác gồm laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3,... là lựa chọn điều trị phù hợp cho các trường hợp bạch biến khu trú. Tuy nhiên, khi bôi corticoid, người mắc sẽ phải đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn như: bị viêm da tiếp xúc, dị ứng, ngứa rát, bong da, khô da, giảm sắc tố, rậm lông, viêm nang lông, rạn da, đục thủy tinh thể, mụn trứng cá, vết trắng da do co mạch, teo da,... Vì vậy, thuốc cần được hạn chế sử dụng cho trẻ em và không sử dụng quá 2 tháng.
Tác dụng phụ từ các phương pháp khác
Cấy tế bào sắc tố da: Là phương pháp phẫu thuật đưa các tế bào sắc tố từ vùng da lành tới vùng da bị bạch biến. Phương pháp này đòi hỏi chi phí và kỹ thuật cao. Nếu thực hiện thất bại, có thể để lại sẹo, nhiễm trùng, sắc tố da bất thường,...
Xăm thẩm mỹ: Có thể ngụy trang cho các vết bạch biến, là lựa chọn điều trị phù hợp với người bị bạch biến niêm mạc nhưng cần xem xét tới các tác dụng phụ, cơ thể có thể bị dị ứng với thuốc xăm, tăng nguy cơ nhiễm trùng da, ung thư da…
Làm mất sắc tố: Với bệnh nhân có vết loang bạch biến rộng và khó điều trị thì có thể lựa chọn phương pháp làm mất sắc tố các vùng còn lại hay còn gọi là tẩy trắng da. Este Etyl monobenzone (MBEH) thường được sử dụng để điều trị trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc tẩy trắng da cũng hay gây kích ứng, có thể biểu hiện qua một số dấu hiệu như đỏ da, phản ứng giống chàm, mụn nước, ngứa, cảm giác bỏng rát.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị bạch biến được đánh giá là an toàn
Bên cạnh các cách điều trị bạch biến có nhiều rủi ro trên thì một số phương pháp hỗ trợ cho người bạch biến sau lại được đánh giá là an toàn, đó là:
Uống thuốc chống nắng: Bệnh nhân bạch biến có số lượng tế bào sắc tố giảm sút nên bị suy giảm khả năng bảo vệ cơ thể trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Bởi vậy, ngoài việc sử dụng thuốc chống nắng dạng bôi ngoài da thì cần sử dụng thêm thuốc uống chống nắng để tránh nguy cơ bị cháy nắng ở vùng da bị giảm sắc tố.
Tâm lý trị liệu: Bệnh bạch biến gây nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của bệnh nhân, làm mất tự tin, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do đó, tư vấn, điều trị tâm lý là vô cùng quan trọng để giúp người bệnh thoải mái, tự tin hơn trong việc chiến đấu với bệnh tật.
Uống Kim Miễn Khang: Giúp điều hòa miễn dịch, giảm sự tấn công nhầm của hệ miễn dịch lên tế bào sắc tố da.
Kim Miễn Khang - Giải pháp từ thảo dược an toàn cho người bạch biến
Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi bệnh bạch biến, việc sử dụng các phương pháp tây y lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ, gây hại cho da khi dùng lâu dài. Hơn nữa cũng không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh là sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Do đó, việc dùng sản phẩm thảo dược Kim Miễn Khang giúp tăng cường miễn dịch trong bệnh tự miễn được xem là giải pháp hữu hiệu cho người bệnh bạch biến.
Kim Miễn Khang- Ngăn tự miễn, hết ngứa ngáy, sạch vảy da, tránh xa lupus, bạch biến tác động đến nguyên nhân gây bệnh bạch biến, giúp ngăn bệnh lan rộng, cải thiện triệu chứng và ngừa tái phát bệnh hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ những thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng lâu dài, bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện Da liễu Trung ương chứng minh hiệu quả giúp cải thiện bệnh tự miễn.
Thành phần Kim Miễn Khang có chứa cao Sói rừng, cao Bạch thược, cao Hoàng bá, cao Thổ phục linh, cao Nhàu, chiết xuất Nhũ hương. Trong đó thành phần chính Sói rừng có tác dụng tăng cường chức năng hệ miễn dịch hiệu quả qua cơ chế tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch khỏe mạnh (nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương, Trung Quốc). Nhờ đó, Sói rừng giúp ngăn ngừa phản ứng tự miễn tấn công tế bào da melanocyte.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa Sói rừng với Bạch thược, Thổ phục linh có trong sản phẩm còn được chứng minh hiệu quả giúp cải thiện bệnh tự miễn (nghiên cứu của tác giả Haiming Chen và cộng sự).
Thành phần Hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm; chống đột biến; có khả năng ức chế miễn dịch, hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh tự miễn như bạch biến.
Nhóm các thảo dược khác như Nhàu, Hoàng bá, Nhũ hương có tác dụng tăng tái tạo da, củng cố chức năng hàng rào bảo vệ da. Giúp cải thiện triệu chứng và bảo vệ làn da mỏng manh của người bệnh bạch biến.
Như vậy, thay vì áp dụng một phương pháp chữa bạch biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người mắc nên lựa chọn Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang sẽ hỗ trợ điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch, hạn chế hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào sắc tố từ đó hạn chế vùng da bạch biến lan rộng.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Kim Miễn Khang là sản phẩm nổi tiếng của Dược phẩm Á Âu
Khánh Vũ