Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường vai trò của Kiểm toán Nhà nước trước vi phạm về môi trường

Kiểm toán môi trường được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030.

Ngày 01/12, Kiểm toán Nhà nước tổ chức hội thảo Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và vai trò của Kiểm toán Nhà nước.

Báo cáo tại hội thảo, bà Lê Thị Thanh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Kiểm toán Nhà nước cho biết: Trong bối cảnh những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trở thành hiện trạng nhức nhối nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, từ năm 2018 đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai thực hiện một số cuộc kiểm toán chuyên đề về các nội dung này.

Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước đã và đang thực hiện 09 cuộc kiểm toán kiểm toán chuyên đề về công tác quản lý tài nguyên (đất, nước, khoáng sản), 16 cuộc kiểm toán hoạt động và chuyên đề liên quan đến bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Kết quả cho thấy còn nhiều tồn tại, hạn chế. Đó là một số địa phương chậm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất; giao đất không đúng đối tượng, không có trong kế hoạch sử dụng đất, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất.

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Ly)
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Ly).

Tại các doanh nghiệp Nhà nước, có tình trạng được giao diện tích đất lớn nhưng nhiều diện tích đất chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp…

Về quản lý tài nguyên nước, giai đoạn 2016-2020, kết quả kiểm toán cho thấy, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung, điều chỉnh quy hoạch thủy điện nhỏ trên phạm vi cả nước chưa căn cứ trên quy hoạch phát triển nguồn điện và cơ cấu nguồn điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016.

Bộ Công Thương cũng thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch một số dự án thủy điện nhỏ không lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định, chưa bảo đảm độ tin cậy về thông tin, số liệu và cơ sở để đánh giá về sự phù hợp của đề xuất quy hoạch thủy điện với quy hoạch liên quan khác.

Về kiểm toán môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện những hạn chế, bất cập chủ yếu như ban hành chính sách về quản lý môi trường trong các lĩnh vực được kiểm toán chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ.

Một số đơn vị được kiểm toán chưa chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường.

Đơn cử, Bộ Công Thương tham mưu về diện tích bãi chứa tro xỉ cho các nhà máy nhiệt điện than đầu tư theo hình thức BOT chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; còn trường hợp quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chồng lấn diện tích biển với Khu bảo tồn sinh thái biển.

Bộ Tài chính chưa thực hiện công tác xử lý các container phế liệu tồn đọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cơ quan Hải quan tại một số tỉnh, thành phố chưa tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy định hiện hành về trình tự, thủ tục hải quan, công tác quản lý, giám sát phóng xạ trong quá trình nhập khẩu phế liệu….

Bên cạnh đó, hiệu quả, hiệu lực đầu tư của các chương trình, dự án môi trường còn hạn chế, thể hiện ở chất lượng nước thải tại các khu công nghiệp không ổn định, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu vực.

Việc đầu tư một số nhà máy chất thải, nước thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội gặp khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư, chậm tiến độ. Chương trình giảm ngập nước của thành phố Hồ Chí Minh chưa giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng, chỉ hoàn thành duy nhất 01 chỉ tiêu đầu tư nâng cấp 179 tuyến hẻm, 6 chỉ tiêu còn lại không đạt so kế hoạch đề ra…

Qua kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường cũng như sửa đổi, bổ sung các văn bản, chính sách còn chưa nhất quán, phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn, góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan chức năng, chuyên ngành trong lĩnh vực liên quan.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ nhấn mạnh: Kiểm toán môi trường được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030.

Nhiều cuộc kiểm toán trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường đã được thực hiện như kiểm toán dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng; Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường; kiểm toán Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững; Kiểm toán chuyên đề về việc quản lý quy hoạch, cấp phép xây dựng và quản lý, sử dụng đất các dự án đầu tư đô thị giai đoạn 2017-2020; kiểm toán Quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021..

Qua những cuộc kiểm toán này, Kiểm toán nhà nước từng bước đánh giá công tác quản lý môi trường, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và dành sự quan tâm đến các khía cạnh về môi trường.

Tuy nhiên, kiểm toán môi trường vẫn chủ yếu được lồng ghép trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ. Trong thực tế, vẫn còn ít các cuộc kiểm toán môi trường mang tính chất kiểm toán hoạt động hoặc được thực hiện một cách độc lập nên kết quả kiểm toán chưa đạt được như kỳ vọng.

Từ thực tế này, hội thảo đã phân tích, đánh giá, trao đổi các quan điểm, giải pháp và làm rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo Nhân Dân

Bài liên quan

Tin mới

Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững
Tăng trưởng xanh: Tiền đề để phát triển bền vững

Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra QĐ số 1658/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược (Chiến lược) quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Đây là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng DN và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.

Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027
Đại hội điểm Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2024-2027

Vừa qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Trốn thuế 3,5 tỷ đồng, giám đốc doanh nghiệp tại Phú Xuyên bị bắt
Trốn thuế 3,5 tỷ đồng, giám đốc doanh nghiệp tại Phú Xuyên bị bắt

Cơ quan điều tra xác định, các ông Nguyễn Văn Hà (Giám đốc), Phùng Văn Phúc (cựu Giám đốc) của Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Phú Xuyên, TP. Hà Nội đã bán hàng cho nhiều đơn vị nhưng không kê khai nhằm trốn thuế khoảng 3,5 tỷ đồng.

Sàn chứng khoán nghỉ liên tiếp 3 ngày, không giao dịch bù thứ Bảy trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5
Sàn chứng khoán nghỉ liên tiếp 3 ngày, không giao dịch bù thứ Bảy trong dịp nghỉ lễ 30/4-01/5

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày đi làm bù vào thứ Bảy (4/5), các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam – VSDC sẽ không thực hiện giao dịch và hoạt động bù trừ, thanh toán.

Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử
Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xác lập hồ sơ xử phạt 5 cơ sở tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang do không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với Bộ Công Thương.

Chuyện lạ ở Casumina (CSM): Doanh thu sụt giảm hơn 11,3%, lợi nhuận tăng trưởng mạnh
Chuyện lạ ở Casumina (CSM): Doanh thu sụt giảm hơn 11,3%, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina, mã chứng khoán CSM) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2024 với doanh thu sụt giảm hơn 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận tăng trưởng mạnh.