Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đưa thương hiệu Việt bay xa

Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đi được chặng đường gần 20 năm trên hành trình mang giá trị - sự bảo chứng về uy tín và chất lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin vươn xa. Ngày 20/04 hàng năm đã được chọn là “Ngày Thương hiệu Việt Nam” theo Công văn số 2343/VPCP-KTTH ngày 11 tháng 4 năm 2008.

Những giá trị mang lại

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 và giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Với ý nghĩa đó, theo đề xuất của Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 2343/VPCP-KTTH ngày 11 tháng 4 năm 2008 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, ngày 08/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký QĐ số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 - 2030 và QĐ số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển được khoảng 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu này, một trong những nội dung quan trọng của chương trình được Thủ tướng Chính phủ giao đó là nâng cao nhận thức xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, ý nghĩa của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, cũng như việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Chương trình cũng thực hiện việc tuyên truyền quảng bá về hình ảnh quốc gia Việt Nam, quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ, tăng thêm niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, cũng như tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tiên phong, tiêu biểu đại diện cho Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Trên chặng đường phát triển, có sự đồng hành của Bộ Công Thương và các bộ, ngành, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày một phát triển, mang lại những giá trị to lớn. 

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và tạo được uy tín đối với cộng đồng doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam với 7 kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - đã ghi nhận nhiều dấu ấn khi số lượng sản phẩm, DN ngày càng gia tăng, từ con số 30 doanh nghiệp năm 2008, lên 124 doanh nghiệp năm 2020 - tăng hơn 4 lần. Đây là một thực tế chứng minh cho sự nhận thức rõ ràng hơn về uy tín của chương trình và những giá trị mà doanh nghiệp được nhận khi đồng hành cùng Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, đa số doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia đều triển khai các hoạt động chung tay cùng cộng đồng với số tiền và hiện vật quyên góp lên tới trên 80 tỷ đồng.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam với 7 kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia đã ghi nhiều dấu ấn
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam với 7 kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia đã ghi nhiều dấu ấn.

Không lùi bước trước khó khăn

Năm 2021, theo báo cáo của Brand Finance, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,69% so 2020, lên 388 tỷ USD; đồng thời vẫn duy trì được hạng 33 thế giới, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải  nhấn mạnh: Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập  sâu rộng toàn cầu, bên cạnh những cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, cũng như các FTA đang đàm phán với các đối tác quốc tế, có không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, Chương trình Thương hiệu quốc gia có nhiều ý nghĩa và có tác dụng thiết thực. Một trong những ý nghĩa đó là giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa và tại các thị trường Việt Nam đang có thế mạnh về xuất khẩu.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu - chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm, giá trị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình theo hướng chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực tế, nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Có thể kể đến, như: Tập đoàn Viettel - top 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu; Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) đang vươn lên vị trí hàng đầu khu vực ASEAN; Công ty TNHH nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa, đứng đầu khu vực Châu Á về sản lượng khai thác yến; Công ty CP Sữa TH, DN đầu tiên có được “giấy thông hành” thâm nhập thị trường Trung Quốc - lượng tiêu thụ sữa đứng thứ hai thế giới…

Sự đầu tư bài bản cho thương hiệu từ Chương trình Thương hiệu quốc gia, ngày càng giúp các sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế, khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngày 14/04/2022, trong thư chúc mừng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/04, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh:

“Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/04 năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình địa - chính trị bất ổn trên thế giới, đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, bằng bản lĩnh trí tuệ, tư duy sáng tạo và tinh thần chủ động, trách nhiệm đối với đất nước, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã không lùi bước trước khó khăn, thách thức, nỗ lực hành động để phục hồi và phát triển, góp phần nâng cao giá trị hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế, ghi tên Việt Nam vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh”…

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/ 11/2003. Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai. Chương trình nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, nâng cao vị thế và giá trị gia tăng trong từng ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.

Mục tiêu của chương trình: Xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tiêu chí của chương trình: Chất lượng - Đổi mới, Sáng tạo - Năng lực tiên phong!

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Lãi Becamex IJC tiếp tục giảm 63,5% trong quý I/2024
Lãi Becamex IJC tiếp tục giảm 63,5% trong quý I/2024

CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã IJC - sàn HOSE) ghi nhận lãi 39,2 tỷ đồng trong quý I/2024, giảm 63,5% và hoàn thành 7,7% so với kế hoạch năm.

CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương: Báo lỗ thêm 24,1 tỷ đồng trong quý I/2024
CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương: Báo lỗ thêm 24,1 tỷ đồng trong quý I/2024

Vừa lỗ 402,8 tỷ đồng trong năm 2023, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) tiếp tục báo lỗ trong quý đầu năm 2024, nâng tổng lỗ luỹ kế lên 390,57 tỷ đồng, bằng 39,06% vốn điều lệ.

Hải Dương: Khai trương đoàn tàu đầu tiên chở hàng liên vận quốc tế từ ga Cao Xá
Hải Dương: Khai trương đoàn tàu đầu tiên chở hàng liên vận quốc tế từ ga Cao Xá

Ngày 2/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa đầu tiên từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế.

Điện Gia Lai (GEG): Đạt 137 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý I/2024
Điện Gia Lai (GEG): Đạt 137 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý I/2024

Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEC - mã chứng khoán GEG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024 với kết quả kinh doanh ghi nhận sự tăng trưởng ổn định.

Ngăn chặn trường hợp bán mỹ phẩm nhập lậu qua mạng xã hội
Ngăn chặn trường hợp bán mỹ phẩm nhập lậu qua mạng xã hội

Đội số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xử phạt một đối tượng 10 triệu đồng và buộc tiêu hủy lô mỹ phẩm nhập lậu với trị giá gần 15 triệu đồng.

BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
BIDV tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024

Tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Tham dự Đại hội có 184 đại biểu, đại diện cho hơn 5,5 tỷ cổ phần có quyền biểu quyết, chiếm 96,95% số cổ phần có quyền biểu quyết.