Các nước cũng ghi nhận 17.696.093 bệnh nhân đã bình phục, số ca nguy kịch hiện là 61.373  và 6.827.891 ca đang điều trị tích cực.

Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ (79.457 ca), Brazil (15.346 ca) và Mỹ (31.359 ca); Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 960 ca), tiếp theo là Mỹ (346 ca) và Brazil (330 ca).

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe là những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với  271.686 ca tử vong trong tổng số 7.137.854 ca nhiễm; tiếp đó là châu Âu 214.884 ca tử vong trên 3.898.042 ca mắc bệnh. Châu Á có 95.137 ca tử vong trên 4.979.953 ca bệnh; Trung Đông có hơn 35.900 ca tử vong; châu Phi hơn 29.100 ca tử vong và số ca tử vong do COVID-19 tại châu Đại dương là 641 người.

Xét trên tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, khi cứ 100.000 người dân có 86 người không qua khỏi đại dịch này; tiếp đó là Bỉ (với tỷ lệ 85 người), Tây Ban Nha (62 người), Anh (61 người) và Italy (59 người).

Bộ Y tế Brazil thông báo có thêm 330 ca COVID-19 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 120.828 người.

Tình hình dịch bệnh tại Brazil đang có dấu hiệu giảm dần căng thẳng, với con số người chết và tử vong mỗi ngày đã giảm tới hơn một nửa so với một tháng trước.

Tại Mỹ, theo kênh CNN, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden cam kết ông sẽ khởi động lại chương trình "PREDICT" (Dự đoán) - vốn ra đời sau dịch cúm H1N1 năm 2005, nhằm giúp phát hiện và chiến đấu với các mối đe doạ dịch bệnh như COVID-19. Chương trình này đã bị khép lại năm 2019.

Hiện tại, tốc độ lây lan của dịch bệnh tại Mỹ đang trên đà giảm, cho phép giải Tennis Mỹ mở rộng duy trì kế hoạch khai mạc vào ngày 31/8 (theo giờ địa phương) tại Trung tâm Tennis quốc gia Billie Jean King ở New York. Tuy vậy trước giải, một vận động viên đã có xét nghiệm dương tính và phải rút khỏi giải đấu được mong đợi này.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 187.194 trường hợp tử vong trong tổng số 6.169.860 ca nhiễm. Tiếp đó là Brazil với 120.828 ca tử vong trong số 3.862.311 bệnh nhân.

Ấn Độ hiện là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong do COVID-19 tăng nhanh nhất thế giới, vượt trên cả Mỹ và Brazil - hai nước chiếm gần 40% tổng số ca mắc trên thế giới. Theo trang worldometers.info trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 79.457 ca nhiễm virus SARS-CoV. Đây là số ca mắc mới cao nhất trong một ngày trên toàn thế giới. Cũng trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận 960 ca tử vong. Như vậy đến nay, nước này ghi nhận tổng cộng 3.619.169 ca mắc, trong đó có 64.617 ca tử vong.

Các chuyên gia nhận định, số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ tăng mạnh trong thời gian qua bắt nguồn từ 3 nguyên nhân là tăng cường xét nghiệm, mở cửa trở lại nền kinh tế và người dân tự mãn. Ấn Độ đã ghi nhận tới hơn 500.000 ca nhiễm trong vòng một tuần. Các chuyên gia nhấn mạnh, con đường phía trước của Ấn Độ là người dân tuân theo các quy định về phòng chống dịch trong khi chính phủ tập trung vào việc hạn chế số ca tử vong. Tiến sĩ K K Aggarwal, Chủ tịch Liên đoàn Các hiệp hội Y khoa châu Á và châu Đại Dương (CMAAO) khẳng định: "Trong giai đoạn này, chính phủ không có cách nào có thể ngăn chặn các ca nhiễm. Nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn, không ai có thể ngăn Ấn Độ vượt qua Brazil và Mỹ (về số ca nhiễm). Điều quan trọng hơn bây giờ là kiểm soát tỷ lệ tử vong. Vì vậy, chính phủ cần tập trung nỗ lực vào việc giảm thiểu tỷ lệ này”.

Người dân chọn mua khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Agartala, Ấn Độ, ngày 29/8/2020. Ảnh: THX/ TTXVNNgười dân chọn mua khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Agartala, Ấn Độ, ngày 29/8/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Còn tại Hàn Quốc, số ca mắc mới trong ngày tại Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 300 ca trong bối cảnh giới chức y tế nước này gia hạn các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn tại vùng Seoul rộng lớn thêm 1 tuần. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo đã ghi nhận 299 ca mắc mới, bao gồm 283 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là lần đầu tiên sau 5 ngày số ca mắc mới hằng ngày tại Hàn Quốc dưới ngưỡng 300. Trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Hàn Quốc cùng ngày đã bắt đầu ban hành các biện pháp hạn chế hoạt động của các nhà hàng, tiệm bánh và các chuỗi cửa hàng cà phê nhượng quyền thương hiệu tại vùng Seoul rộng lớn. 

Tại Philippins, theo tờ Straits Times, Tổng thống Rodrigo Duterte đã lên kế hoạch ngày 31/8 sẽ công bố quy định phân loại cách ly mới tại Vùng Thủ đô Manila và các khu vực khác. Ông Duterte vừa trở lại Manila ngày 30/8 sau hơn 3 tuần về quê ở thành phố Davao - đây là quãng thời gian lâu nhất ông ở quê trong thời kỳ đại dịch này.

Vùng Thủ đô Manila và các tỉnh Bulacan, Laguna, Cavite Rizal là những nơi đóng góp 2/3 sản lượng kinh tế của Philippines, nhưng đã bị phong toả một phần từ ngày 4-18/8. Các tỉnh thành này tiếp tục đặt dưới quy định cách ly cộng đồng vào ngày 19/8. Những biện pháp nghiêm ngặt hơn như lệnh giới nghiêm ban đêm và hạn chế các doanh nghiệp được nối lại hoạt động cũng được áp dụng từ ngày 19/8.

Tới hết ngày 30/8, Philippines ghi nhận tổng cộng 217.396 ca COVID-19, tăng 4.284 ca trong vòng 24 giờ. Đại dịch cũng đã kéo nước này vào suy thoái, nền kinh tế suy giảm 16,5% trong quý 2/2020.

Singapore sẽ tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho tất cả các lái xe taxi, lái xe riêng cho thuê và người giao hàng trong vài tuần tới. Đây được coi là một trong những nỗ lực của Chính phủ Singapore nhằm kiềm chế dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng. Chi phi xét nghiệm được chính phủ chi trả hoàn toàn.

Singapore ghi nhận thêm 51 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 56.771 ca với 27 ca tử vong. Nước này sẽ tiến hành xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho tất cả các lái xe taxi, lái xe riêng cho thuê và người giao hàng trong vài tuần tới. Đây được coi là một trong những nỗ lực của Chính phủ Singapore nhằm kiềm chế dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng. Chi phí xét nghiệm được chính phủ chi trả hoàn toàn.

Thái Lan đang tiến gần tới mốc 100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng kể từ tháng 5. Thái Lan là quốc gia ngoài Trung Quốc đại lục ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên hồi tháng 1/2020. Tính đến ngày 30/8, nước này có tổng cộng 3.411 ca mắc bệnh, trong đó có 58 ca tử vong. Vaccine phòng COVID-19 do công ty Bai Ya của Thái Lan phát triển đã được thử nghiệm trên khỉ và chuột với kết quả khả quan. Giới chuyên môn sẽ tiến hành quy trình đánh giá và tinh chế vaccine trước khi tiến hành thử nghiệm trên người.

Tại châu Âu, Nga đang dần kiểm soát dịch. Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 4.980 ca mắc, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 990.326 ca, song đã có 806.982 ca được chữa khỏi. Theo thông báo của Trung tâm ứng phó khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 của Nga, nước này ghi nhận thêm 68 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 17.093 ca. Trong 24 giờ qua có thêm 2.599 ca bình phục và xuất viện tại Nga.

Số ca mắc tại Hungary tăng thêm 292 ca trong 24 giờ qua. Đây là số ca mắc trong ngày cao nhất tại nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Theo đó, tổng số ca mắc tại Hungary tăng lên 5.961 ca với 614 ca tử vong và 3.759 ca đã khỏi bệnh.

Trúc Mai