Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP.HCM: Siêu dự án chống ngập có nguy cơ tăng vốn

Sau hơn 4 tháng đại công trường chống ngập 10.000 tỉ đồng đã xảy ra nhiều vướng mắc, vượt quá khả năng giải quyết vì vậy UBND TP.HCM vừa phải “cầu cứu” Thủ tướng gỡ khó cho dự án để dự án tiếp tục được triển khai theo đúng quy định, đáp ứng tiến độ, đạt chất lượng.

Sau hơn 4 tháng thực hiện siêu dự án chống ngập với vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng thì hiện tại dự án này đang phải ngưng thi công do thiếu vốn, cả thành phố (TP) và chủ đầu tư (Công ty TNHH Trung Nam) vẫn loay hoay chưa tìm ra phương án tháo gỡ.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về những vướng mắc mà dự án đang gặp phải, UBND TP nhấn mạnh nếu bổ sung các hạng mục: cầu giao thông Cống Mương Chuối, công suất bơm giai đoạn 2, có khả năng tổng dự toán công trình sẽ tăng so với tổng vốn đầu tư được duyệt, vượt 10.000 tỉ đồng trở thành dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội xem xét.

“Đây là dự án có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết ngập cho TP. UBND TP đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trì cuộc họp trong thời gian sớm nhất với các bộ ngành liên quan để giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho TP cũng như chủ đầu tư, đảm bảo dự án triển khai đúng quy định, ”, văn bản nêu rõ.

TP.HCM: Siêu dự án chống ngập có nguy cơ tăng vốn - Hình 1

 Dự án chống ngập đang bị ngưng trệ, chưa tìm ra phương án tháo gỡ 

Ngoài ra, tại dự án này còn có một vướng mắc mới phát sinh đó chính là chưa có đầy đủ mặt bằng. Tại văn bản của UBND TP.HCM nêu rõ: Dự án này ảnh hưởng đến 236 hộ gia đình và 29 tổ chức, doanh nghiệp (DN). Nhưng cho đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 154 hộ và 25 tổ chức, DN bàn giao mặt bằng. UBND TP họp giao ban hằng tuần, chỉ đạo các quận, huyện (có các đơn vị của Bộ Quốc phòng) khẩn trương hoàn tất công tác bồi thường giải phóng, bàn giao mặt bằng để đảm bảo tiến độ thi công.

Về báo cáo xác nhận giá trị giải ngân - điều mà chủ đầu tư xác nhận là nguyên nhân chính khiến dự án phải ngừng triển khai, UBND TP thông tin: Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP, liên danh tư vấn giám sát hợp đồng BT dự án đã có ý kiến về hồ sơ và đã được Ngân hàng BIDV - chi nhánh nam Sài Gòn giải ngân nguồn vốn vay cho dự án đến đợt 17. Giám đốc Sở Tài chính cũng đã thực hiện báo cáo giải ngân vốn vay đến đợt 16.

Nếu dự án chống ngập lụt ngưng hoạt động kéo nó sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Theo đó công trường dang dở đang khiến nguồn nước sông, kênh rạch bị ô nhiễm nặng nề. Đơn cử, tại khu vực thi công cống ngăn triều Bến Nghé (Bến Vân Đồn, Q.4), từ khi thi công làm chắn ngang đoạn kênh, nước sông đen kịt, rác thải nổi lềnh bềnh, hàng rào làm cống ngăn bờ kênh chỉ còn khoảng cách rất hẹp khoảng 3 - 3,5 m, nước chảy rất chậm. Khi triều lên, nước thoát không kịp khiến bèo, rác thải tích tụ lại bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân sống quanh khu vực này. Việc ngăn dòng chảy còn chặn đứng lưu thông của thuyền bè. Giao thông, du lịch đường thủy trên kênh Bến Nghé cũng vì thế mà đình trệ.

Tuy nhiên nói về phương án bổ sung các hạng mục làm tăng tổng dự toán công trình, trở thành dự án trọng điểm quốc gia, ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu đường cảng TP.HCM cho rằng không nên, vì sẽ phải báo cáo Quốc hội, qua đó tiếp tục lùi thời gian hoàn thành, ảnh hưởng tiếp đến nguồn vốn và tiến độ của dự án.

 “TP chỉ nên làm gói gọn trong đúng 10.000 tỉ đồng theo kế hoạch ban đầu, lấy đó là đáp số cuối cùng rồi nhanh chóng chấm dứt hợp đồng, chuyển sang thực hiện các công trình mới tổng thể, dài hơi, sử dụng nguồn vốn của nhân dân hiệu quả hơn. Nếu đã phát hiện có những sai sót trong quá trình thi công, cần nhanh chóng lập ngay hội đồng tư vấn độc lập, có thể do UB MTTQ chủ trì để báo cáo kết quả khối lượng lên TP một cách trung thực, khách quan, làm việc lại với chủ đầu tư để dự án nhanh chóng triển khai đúng với kế hoạch ban đầu”.

UBND TP.HCM, Công ty TNHH tư vấn xây dựng Meinhardt VN - đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng cho rằng việc sử dụng tiêu chuẩn vật liệu chế tạo, lắp đặt cơ khí cửa van thép do chủ đầu tư thực hiện không thống nhất từ thiết kế cơ sở đến thiết kế bản vẽ thi công và thực tế thi công. Ngoài ra, nhà đầu tư sử dụng các tiêu chuẩn vật liệu khác với tiêu chuẩn đã được duyệt nhưng chưa được UBND TP chấp thuận. “UBND TP đã giao Sở NN-PTNT phối hợp với tư vấn giám sát hợp đồng và các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu về vấn đề này. Những phần nào làm đúng thì mới xác nhận khối lượng được”, Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến thông tin.  

Hằng Vương (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới
Việt Nam - ASEAN ngày càng chủ động, tích cực cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Chúng ta tin tưởng rằng, ASEAN đã, đang và sẽ đóng góp ngày càng chủ động, tích cực hơn cùng cộng đồng quốc tế trong định hình tương lai của thế giới".

Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long
Thu gom trên 1.500m3 rác thải trong tháng cao điểm làm sạch Vịnh Hạ Long

Từ ngày 26/3 đến 20/4, TP. Hạ Long và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp thực hiện đợt cao điểm làm sạch môi trường Vịnh Hạ Long, thu gom, xử lý được trên 1.500m3 rác thải, chủ yếu là vật tư phao xốp, bè mảng hỏng, túi nilon…

Indonesia mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để triển khai thỏa thuận về vấn đề an ninh lương thực
Indonesia mong muốn hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để triển khai thỏa thuận về vấn đề an ninh lương thực

Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, đang thăm chính thức Việt Nam.

QLTT Vĩnh Long xử lý hàng chục vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng trong tháng 4/2024
QLTT Vĩnh Long xử lý hàng chục vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 600 triệu đồng trong tháng 4/2024

Trong tháng 4 năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Vĩnh Long đã kiểm tra 64 vụ. Trong đó, kiểm tra theo kế hoạch 33 vụ; kiểm tra đột xuất 31 vụ.

CTCP Tập đoàn Masan (MSN) thành công trong việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain)
CTCP Tập đoàn Masan (MSN) thành công trong việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain)

Ngày 22/4, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) công bố đã hoàn tất thành công việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital (Bain), quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD.

Đến 15/4, cả nước nhập khẩu 38.784 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 803 triệu USD
Đến 15/4, cả nước nhập khẩu 38.784 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 803 triệu USD

Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng Tư cả nước nhập khẩu 6.504 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt gần 127 triệu USD.