Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Từ hôm nay 24/4, NHNN cho phép cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Thông tư 02/2023/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và khách hàng gặp khó khăn trả nợ khoản vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, được thực hiện kể từ ngày 24/4/2023 đến hết ngày 30/6/2024.

Theo đó, các khoản nợ được cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là các khoản cho vay và cho thuê tài chính. Ngân hàng Nhà nước trao quyền chủ động cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc xem xét, đánh giá khó khăn của khách hàng để quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ vay của khách hàng. 

Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tổ chức tín dụng quyết định nhưng không vượt quá 12 tháng kể từ ngày đến hạn của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Đối với các khoản lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), kể từ ngày được cơ cấu lại tổ chức tín dụng sẽ không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Chỉ thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật và chế độ tài chính với tổ chức tín dụng.

Trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng sẽ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình thực hiện việc cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến ngày cuối cùng của tháng liền trước đó.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Đối với việc trích lập dự phòng rủi ro, Thông tư nêu rõ, trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung là dương, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể như sau: đến thời điểm 31/12/2023 là tối thiểu 50% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung; đến thời điểm 31/12/2024, trích thêm số còn lại để đủ 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.

Cùng với các chính sách tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp - đã và đang triển khai, chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02, sẽ góp phần trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, kéo dài thời gian vay và trả nợ ngân hàng, tạo điều kiện tiếp tục quay vòng vốn và tiếp cận vốn vay mới phục vụ sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống, tiêu dùng, qua đó góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế theo các mục tiêu đề ra của năm 2023 và cả giai đoạn 2021 - 2025. 

Minh Đức

Bài liên quan

Tin mới

Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"
Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ tất cả hoạt động giao thương với Israel do "thảm kịch nhân đạo"

Đại diện Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã ngừng tất cả các hoạt động giao thương với Israel kể từ ngày 2/5, do "thảm kịch nhân đạo ngày càng trở nên tồi tệ" tại các vùng lãnh thổ của Palestine.

Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước
Vận tải hành khách và hàng hóa tăng so với cùng kỳ năm trước

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, vận chuyển hành khách tăng 8,4% và luân chuyển tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 12,7% và luân chuyển tăng 7,6%.

Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ
Quân và dân đồng bằng Bắc Bộ phối hợp với chiến dịch Điện Biên Phủ

Đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm phần lớn Liên khu 3 và Khu Tả ngạn, là địa bàn có vị trí chiến lược trọng yếu trong thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Giai đoạn cuối của chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954, quân và dân đồng bằng Bắc Bộ đã phối hợp hiệu quả với chiến trường chính, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”
Phát động Cuộc thi Robocon với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”

Ngày 2/5, tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang, Ban Tổ chức Cuộc thi Robocon tổ chức phát động Cuộc thi Robocon tỉnh Bắc Giang lần thứ nhất, năm 2024 với chủ đề “Khám phá du lịch Bắc Giang”.

Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
Thương hiệu VietABank – Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, kết thúc qúy I/2024, dòng tiền kinh doanh của thương hiệu VietABank đang âm 7.727 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2023 cũng âm 14.959 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư âm 9,5 tỷ đồng do VietABank tiêu tốn vào mua sắm tài sản cố định. Vậy, bức tranh tài chính của thương hiệu VietABank ra sao, hãy cùng Thương hiệu và Công luận tìm hiểu.

Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản
Ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ, lo lắng bị Moscow tịch thu tài sản

Đại diện ngân hàng JPMorgan Chase Mỹ thông tin rằng, tài sản của họ ở Nga có thể bị tịch thu sau các vụ kiện ở Nga và Mỹ.