Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Làm thế nào để kiểm soát, xử lý triệt để tình trạng "bát nháo" trong sản xuất, kinh doanh TPCN?

Sự "bát nháo" của thị trường TPCN đã gây bức xúc trong dư luận, nhưng hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Mang những băn khoăn này tới gặp các cơ quan chức năng, nhưng chúng tôi cũng không thể tìm được câu trả lời rằng, đến khi nào tình trạng này mới được xử lý triệt để.

Loạt bài này, Thương hiệu và Công luận thực hiện theo Kế hoạch, chỉ đạo của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam là bảo vệ các thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh chân chính; Chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quảng cáo trên trang web bán hàng, trên bao bì sản phẩm khác với chất lượng. Thực tế, nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK), thực phẩm chức năng (TPCN) của doanh nghiệp vi phạm Luật Quảng cáo, bị cơ quan chức năng, cụ thể là Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế tiến hành xử phạm hành chính nhiều lần đã ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cùng ngành.

Bài cuối: Làm thế nào để kiểm soát, xử lý triệt để tình trạng "bát nháo" trong sản xuất, kinh doanh TPCN?

Trước đó, Thương hiệu và Công luận đăng tải 04 bài gồm: Xử lý "vấn nạn" thực phẩm chức năng, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo như thuốc chữa bệnh. Điểm mặt các chiêu trò "giăng bẫy" khách hàng của thực phẩm chức năng. Người tiêu dùng "va" vào ma trận thực phẩm chức năng bởi người nổi tiếng? Càng xử phạt, TPCN càng được ưa chuộng vì là "công cụ dự phòng của thế kỷ XXI"? Những bài viết này đã nhận được hiệu ứng tốt từ bạn đọc, nhất là những người lớn tuổi; người quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe, chăm lo cho sức đề kháng và người có bệnh nan y.

Bổ sung hình thức xử phạt vi phạm về TCPN và sản phẩm TPBVSK

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm TPCN, thực phẩm bổ sung được quảng cáo sai công dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí có những sản phẩm chưa được cấp phép lưu hành nhưng đã rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động quảng cáo thực phẩm, đặc biệt thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hạn chế tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo chưa được thẩm định nội dung, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm thực phẩm đến với người tiêu dùng, PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế cho biết, cơ quan này sẽ thông báo và cập nhật liên tục trên các trang thông tin chính thống về các loại thực phẩm chức năng (TPCN), doanh nghiệp vi phạm pháp luật trong quảng cáo và pháp luật về ATTP để người dân biết và không mua các sản phẩm này.

Lô thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng thu giữ tại Hà Nội. Nguồn : ATTP

Bên cạnh đó, Cục ATTP cũng sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra và chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành y tế tại các địa phương xử lý nghiêm các vi phạm, bổ sung hình thức xử phạt bằng thu hồi giấy phép đối với các cơ sở vi phạm. Đồng thời nghiên cứu sửa Nghị định 15/2018/NĐ-CP theo hướng các công ty kinh doanh TPCN phải có kho hàng, địa chỉ… phải được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

Theo lãnh đạo Cục ATTP, hiện nay, các tổ chức, cá nhân chỉ cần thuê một chỗ ngồi ở một tòa nhà là có thể đăng ký kinh doanh. Từ đăng ký kinh doanh này, họ đăng ký sản phẩm và thuê gia công sản xuất ở một nhà máy thực hành sản xuất tốt (GMP) là Bộ Y tế phải tiếp nhận đăng ký, đến khi hậu kiểm tại địa chỉ họ đăng ký thì ở đó chỉ có một bộ bàn ghế, không có nhân viên…

Trước đó, sau cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP, tại thông báo kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện việc rà soát, lập danh mục các quảng cáo sai sự thật, phản cảm trên truyền hình, trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo và bán hàng đa cấp các loại TPCN, thuốc không rõ nguồn gốc và có nguy cơ không bảo đảm ATTP, có biện pháp xử lý phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân quảng cáo sai sự thật, nội dung quảng cáo phản cảm các loại TPCN, thuốc trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội.

Sẽ "mạnh tay" với các vi phạm quảng cáo TPCN

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 3220/BYT-ATTP gửi Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an để phối hợp chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo TPCN, sản phẩm TPBVSK trên các báo, đài, trên môi trường mạng thuộc phạm vi xử lý của các Bộ.

Theo đó, qua việc thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm, Bộ Y tế đã phát hiện nhiều hình thức vi phạm quảng cáo TPCN, sản phẩm TPBVSK. Cụ thể, sai phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thần dược, như thuốc chữa bệnh, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.

Tỉnh táo trước “chiêu trò” quảng cáo thực phẩm chức năng - HànộimớiThanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo TPCN. Nguồn : ATTP.

Trong lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, tình trạng vi phạm về quảng cáo TPCN rất phổ biến và khó kiểm soát, đặc biệt là vi phạm trên mạng xã hội (Zalo, facebook, youtube, google và các trang thông tin điện tử có tên miền nước ngoài). Các hành vi vi phạm chủ yếu là quảng cáo TPCN như thần dược; quảng cáo sai sự thật; quảng cáo lừa dối gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, bệnh nhân; quảng cáo không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”. Một số chương trình trên sóng phát thanh, truyền hình lạm dụng hoạt động tư vấn sức khỏe có sự tham gia của các giáo sư, bác sỹ, nghệ sỹ lồng ghép quảng cáo thực phẩm chức năng có nội dung vi phạm như trên.

Đại diện Bộ Y tế cho biết: Các hành vi vi phạm chủ yếu là quảng cáo TPCN như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối như thuốc chữa bệnh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ, bệnh nhân; quảng cáo không có nội dung khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"... là rất phổ biến.

Trước tình trạng trên, với Bộ Công Thương, Bộ Y tế chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo TPCN, TPBVSK đối với các cơ sở hoạt động theo phương thức bán hàng đa cấp, thương mại điện tử. Vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng trong lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương chủ yếu là các trang thương mại điện tử, loại hình vi phạm này phải được ngăn chặn và xử lý nghiêm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, họ đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng vào “trang chính thống” “đã đăng ký Bộ Công Thương” để quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo TPCN, sản phẩm TPBVSK thuộc phạm vi quản lý. Trong đó đề nghị chấn chỉnh tình trạng các văn nghệ sỹ, diễn viên, người của công chúng tiếp tay cho hoạt động quảng cáo TPCN, sản phẩm TPBVSK vi phạm; kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo TPCN trên các loại hình quảng cáo ngoài trời như: Bảng, biển, pano, băng rôn...

Bộ Y tế đề nghị nhận được sự phối hợp của Bộ Công an chỉ đạo xử lý các vụ việc vi phạm về quảng cáo TPCN, sản phẩm TPBVSK có dấu hiệu hình sự, quảng cáo gian dối thực phẩm chức năng xâm phạm lợi ích người tiêu dùng theo Điều 197, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xử lý quyết liệt về quảng cáo TPCN, trong 05 năm gần đây, Bộ Y tế đã xử phạt trên 10 tỉ đồng tiền phạt vi phạm hành chính về quảng cáo TPCN. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn phổ biến, loại hình quảng cáo tinh vi và biến tướng, lạm dụng mạng xã hội và trang thông tin điện tử máy chủ ở nước ngoài. Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an quan tâm chỉ đạo xử lý hình sự vi phạm về quảng cáo TPCN để răn đe hơn. Bộ Y tế cũng có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo sở y tế đầu mối phối hợp với các sở, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo TPCN, sản phẩm TPBVSK trên địa bàn.

Người tiêu dùng thông minh

Qua thực tế kiểm tra cho thấy, khâu hậu kiểm, kiểm soát chất lượng TPCN là khó nhất. Một phần do thiếu thiết bị kiểm tra, một phần do TPCN thuộc chuyên ngành lĩnh vực y tế nên khi kiểm tra chỉ có thể tin tưởng vào giấy tờ lô hàng, nguồn gốc xuất xứ chứ không thể nhận biết chất lượng bằng cảm quan. Một vấn đề nan giải nữa là việc kiểm soát TPCN xách tay rất khó vì giao dịch chủ yếu trên mạng và bán qua giới thiệu cho nhau.

Hình ảnh có liên quan

Ảnh minh hoạ.

Đồng tình với quan điểm trên, đại diện Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, việc kiểm soát vẫn rất khó khăn do lợi nhuận kinh doanh lĩnh vực TPCN rất cao, trong khi mức xử phạt các vi phạm lại chưa đủ sức răn đe. Hiện nay hành lang pháp lý về quản lý TPCN tại Việt Nam chưa rõ ràng dẫn đến nhiều bất cập và nguy cơ. Điều kiện sản xuất chưa được quy định cụ thể, mà chung chung là sản xuất thực phẩm.

Để có những giải pháp cụ thể siết chặt TPCN, các chuyên gia y tế cho rằng, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành tiêu chuẩn về TPCN, khi đó mới có thể kiểm soát được.

Để “mạnh tay” hơn với những vi phạm trong quản lý TPCN, ông Nguyễn Thanh Phong khẳng định: Bộ Y tế đang chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm, không thực hiện đúng việc công bố chất lượng sản phẩm cũng như quy định ghi nhãn mác sẽ bị xử lý nghiêm.

Theo đó Cục đã yêu cầu các địa phương khi thanh tra, kiểm tra ATTP đều phải lấy mẫu tại đơn vị công bố sản phẩm, thực hiện kiểm nghiệm mẫu. Kiên quyết tạm dừng lưu thông, thu hồi trên thị trường hàng hóa có mẫu không đạt chất lượng.

Hiện nay, dược, mỹ phẩm, TPCN là những lĩnh vực được công khai hóa thông tin trên Cổng Công khai y tế tại địa chỉ: https//congkhaiyte.moh.gov.vn. Việc công khai này sẽ giúp người dùng biết, đối chiếu và có thể phản biện, đồng thời phản ảnh lại với cơ quan chức năng nếu cơ sở bán các sản phẩm này với giá không hợp lý hoặc bán sản phẩm đã vi phạm chất lượng...

Có thể nói, Cổng Công khai y tế là một công cụ hết sức hữu ích để người dân có thể biết được giá thuốc; tham gia giám sát các hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hệ thống bán lẻ (các nhà thuốc); dần dần các mặt hàng thuốc sẽ được minh bạch và giá cả sẽ phản ánh đúng giá trị mặt hàng và chính người dân được hưởng lợi qua cơ chế giám sát và công khai.

Hoàng Thăng - Lê Pháp

Bài liên quan

Tin mới

Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép
Bắt đối tượng vận chuyển động vật quý hiếm trái phép

Ngày 20/4, Trạm Cảnh sát Giao thông (CSGT) Diễn Châu thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt 2 đối tượng về hành vi vận chuyển động vật nguy cấp, quý hiếm, thu giữ 3 cá thể tê tê.

Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
Lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng với ô tô, xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?

Đối với ô tô, xe máy khi tham giam giao thông mà vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị xử phạt ra sao? Sau đây là chi tiết mức phạt các lỗi trên với các tài xế vi phạm.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn
Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt, đột ngột qua đời ở tuổi 53 vì tai nạn

Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt đột ngột qua đời vì tai nạn

Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên
Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên

Sáng 20/4, tại sân bay Điện Biên, TP. Điện Biên Phủ, Công ty Quản lý bay miền Bắc tổ chức Lễ khánh thành Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ đâu ?
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ đâu ?

Tháng 3/2024, Trung Quốc đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón, với gần 175.000 tấn, tăng gần 44% về lượng, hơn 55% giá trị và tăng gần 8% về giá so với tháng 2/2024.

Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu
Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Út (SN 1966, quê Cà Mau; tạm trú tại TP. Vũng Tàu) để điều tra về hành vi giết người.