Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030 đào tạo, bồi dưỡng nghề bình quân hàng năm cho 28.000 người. Trong đó, đào tạo nghề có trình độ sơ cấp trở lên cho 12.000 người; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Thu hút 45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; trong đó, có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%. Tỉ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.
Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 90% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại.
100% trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Tỉ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 50% so với tổng số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
Phấn đấu có 1 trường cao đẳng đạt chuẩn chất lượng cao. Trong đó, có ngành, nghề trọng điểm và có năng lực cạnh tranh với các trường trong khu vực, cả nước.
Tầm nhìn đến năm 2045, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao, trở thành địa phương phát triển về giáo dục nghề nghiệp trong khu vực, bắt kịp trình độ tiên tiến của các quốc gia trong khu vực ASEAN và có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo.
Thuận Yến (t/h)