Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Trọng tâm của Đề án năm nay sẽ tập trung phát các tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế góp phần tái cơ cấu kinh tế thành phố Cần Thơ theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Đồng thời, Đề án chú trọng thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất" trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Năm nay, UBND thành phố Cần Thơ đặt mục tiêu tiêu chuẩn hóa và nâng cấp cho 41 sản phẩm hiện có, phát triển thêm 20 đến 25 sản phẩm OCOP đạt từ 03 đến 04 sao trở lên, trong đó có từ 1 đến 2 sản phẩm đạt tiềm năng 05 sao. Thành phố cũng đặt mục tiêu năm 2022 mỗi quận, huyện có ít nhất 2 sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên, phổ cập chương trình mục tiêu quốc gia tới được mọi địa phương trên địa bàn.

Kết thúc năm OCOP 2021, toàn thành phố có 41 sản phẩm được công nhận OCOP, gồm 25 sản phẩm 4 sao và 16 sản phẩm 3 sao của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hộ dân, hợp tác xã. Số liệu này cho thấy các sản phẩm OCOP của Cần Thơ có sự đầu tư, chuẩn hóa cao, đạt thành tích tốt, tiến tới khẳng định được thương hiệu trên thị trường, tạo ấn tượng với người tiêu dùng.

Để khai thác các nguồn lực sẵn có ở địa phương, thành phố vẫn tiếp tục phát triển, đưa các sản phẩm chất lượng trên địa bàn tham gia vào chương trình OCOP, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân.

Hà Trần