Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đồng Nai: Kẽ hở nào giúp ‘đầu nậu’ ngang nhiên phân lô, bán nền trái phép? – Bài 17

UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành QĐ số 03/2018/QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn, nhằm ngăn chặn tình trạng phân lô bán nền tràn lan, phá vỡ quy hoạch. Nhưng sau hơn 1 năm có hiệu lực, dù có lắng xuống, nhưng tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp vẫn diễn ra ở một số địa phương đông dân cư như Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch...

Bài 17 - Phước Tân (Biên Hòa - Đồng Nai): Khu dân cư trái phép tràn lan trên đất lúa

Tại phường Phước Tân, TP.Biên Hòa (Đồng Nai), hiện đang xuất hiện hàng loạt khu dân cư xây dựng trái phép trên đất lúa, đất nuôi trồng thủy sản.

“Bao xây dựng trên đất lúa”?

Thời gian qua Báo TH&CL liên tục nhận được nhiều thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng, tràn lan ở phường Phước Tân, TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Điều đặc biệt là, các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng này đều được diễn ra trên đất nông nghiệp, đất lúa, đất nuôi trồng thủy hải sản nhưng không hề bị xử lý theo quy định pháp luật gây bức xúc dư luận.

Theo ghi nhận thực tế của PV, tại ấp Tân Cang (phường Phước Tân, Đồng Nai) có rất nhiều cụm dân cư đã và đang đua nhau xây dựng trái phép. Từ cánh đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trồng hoa màu nơi đây đã nhanh chóng biến thành khu dân cư và nhà xưởng tự phát.

Câu chuyện dinh thự, biệt phủ nguy nga xây dựng trên đất lúa mà chúng tôi đã từng phản ánh tại ấp Tân Cang (Phước Tân, Biên Hòa Đồng Nai) là một ví dụ, những thửa ruộng thay vì được trồng lúa, hoa màu thì đã được “phù phép” để hình thành nên nhưng dinh thự, biệt thự mái thái… và dù được xây dựng trái phép nhưng không biết bằng cách nào đó, chủ nhân của nó vẫn có thể hợp thức hóa, được cấp điện, nước một cách hợp pháp.Khu đất trồng lúa đang được làm đường rải đá miKhu đất trồng lúa đang được làm đường rải đá mi (Ảnh: NV)

Và ở Phước Tân không chỉ có biệt thự trên đất lúa mà rất nhiều khu dân cư trên đất ruộng cũng đang hình thành khiến dư luận hoài nghi.  Trong vai người có nhu cầu mua đất cất nhà, chúng tôi được ông Đoàn H. một cò mồi có tiếng tại Phước Tân dẫn đi xem đất. Khu đất mà ông Đoàn H. dẫn chúng tôi đến xem có lối vào bắt đầu từ một con hẻm nhỏ trên đường Đinh Quang Ân bên cạnh chùa Quang Nghiêm có quy mô vài ha đất lúa đang làm hạ tầng cơ bản. Theo quan sát của chúng tôi toàn bộ khu đất đã được kẻ đường rải đá mi, đặt cống thoát nước, điển hình của một dự án phân lô bán nền với giá khoảng vài trăm triệu đồng/ nền tùy vị trí và tùy vào diện tích.Nhưng hình ảnh đặc trưng của việc phân lô bán nềnNhưng hình ảnh đặc trưng của việc phân lô bán nền (Ảnh: NV)

Khi PV đánh tiếng muốn mua vài lô đất để  cất nhà, cũng như xoay vòng chút vốn liếng thì ông H. ngay lập tức đưa ra những lời quảng cảo hết sức hấp dẫn như đất chung sổ nhưng nếu muốn tách thì vẫn hỗ trợ tách được, bao xây dựng, điện lưới quốc gia và nước sạch của nhà nước…Nếu lấy vài lô có thể bớt chút xíu…

Lấy lý do phải bàn bạc lại với người thân PV xin hẹn ngày khác tới đặt cọc, ngay lập tức ông H. cho biết cứ về bàn bạc lại, nếu không ưng ông này có thể dẫn đi xem ở những vị trí khác.Đất lúa cũng được đầu nậu phân lôĐất lúa cũng được đầu nậu phân lô (Ảnh: NV)

Chia tay ông H. chúng tôi tiếp tục gọi điện theo số những điện thoại được người môi giới để lại trên tường nhà dân, cột điện… gọi theo số máy 097….105, qua điện thoại người này giới thiệu mình tên V. và hiện đang có vài chục lô đất nông nghiệp cần bán và khách có nhu cầu xem đất thì anh ta cũng sẽ dẫn đi xem. Loanh quanh một hồi cò V. dẫn chúng tôi vào đúng khu đất mà ông H. cũng vừa mới cho chúng tôi xem. Theo lời cò V. thì khu đất ruộng này đã được quy hoạch khu dân cư, hiện nay đã được nhà đầu tư làm hạ tầng cơ bản, đất đã được bán gần hết, chỉ còn lại một vài lô có diện tích 95- 100 m2/nền có giá dao động khoảng 250 đến 400 triệu đồng/nền tùy vào vị trí. Chúng tôi cũng được cò V. tư vấn cặn kẽ về việc mua bán bằng giấy tay, xác nhận làm chứng tại văn phòng luật sư với sự khẳng định “chắc nịch” về pháp lý: “anh yên tâm, ở đây ai cũng mua như thế”. Khi được hỏi về vấn đề xây dựng trên đất nông nghiệp sau khi mua bán bằng giấy tay, “siêu cò” này nhanh nhảu trấn an ngay: Anh mua thì nhà em có trách nhiệm chỉ chỗ để cho anh xây, anh chỉ có trách nhiệm đến đưa tiền cho người ta thôi, sẽ có người có trách nhiệm lo cho anh việc này (việc xây dựng trái phép – P/V). Và “cò” đưa ra giá từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng cho mỗi căn nhà cấp 4 được “bảo kê” xây dựng và 20 đến 50 triệu đồng đối với nhà lầu, cùng với đó là phí kéo điện, nước cũng được đưa ra để trấn an khách hàng…

Bản sao của Alibaba?

Tò mò về khu đất lúa rộng lớn đang được san nền, làm đường, đặt ống thoát nước, chúng tôi tò mò hỏi cò V. chủ nhân thật sự của khu đất này là ai, thì người này cho biết đây là đất của ông Nguyễn Chấn và một vài người khác đứng tên.  Được biết, vị trí khu dân cư lụi mà chúng tôi đang đứng chính là khu đất thuộc tờ số 77 có tổng diện tích 29.580,5 m2 đất lúa được chia thành 33 thửa. Trong đó cá nhân ông Nguyễn Chấn sở hữu 23.090,7 m2 tại 24 thửa đất được đánh số thứ tự từ 199 đến 200, 230 đến 232, 250 đến 252, 215 đến 217, thửa 219 đến 225, thửa 203, 243, 238, 229, 279 và thửa số 99. Trong đó thửa 99 có diện tích hơn 5.000 m2. Ngoài ra tại tờ 77 này còn có các ông bà Cù Anh Tuấn sở hữu 2.751 m2 trên 7 thửa đất, bà Nguyễn Thị Hòa sở hữu thửa 239 với diện tích 646 m2, ông bà Trần Văn Tuấn và Nguyễn Thị Minh sở hữu thửa 293 có diện tích 1.972,8 m2.

Dư luận đặt câu hỏi việc các cá nhân tự dồn thửa ngang nhiên lập dự án, phân lô  trên đất lúa và đang rầm rộ làm đường, lu đất san nền như thế này, liệu chính quyền phường Phước Tân (Biên Hòa, Đồng Nai) có hay biết?Tại tờ số 79 thửa 82 có diện tích 19.327 m2 đất nuôi trồng thủy sản cũng đã được các trùm đất san lấp, ủi tạo mặt bằngTại tờ số 79 thửa 82 có diện tích 19.327 m2 đất nuôi trồng thủy sản cũng đã được các trùm đất san lấp, ủi tạo mặt bằng (Ảnh: HD)

Không chỉ trên đất lúa, hiện nay trên địa bàn phường Phước Tân có lẽ không loại đất nào là không bị các đầu nậu tìm cách lách luật biến thành đất ở. Tại tờ số 79 thửa 82 có diện tích 19.327 m2 đất nuôi trồng thủy sản cũng đã được các trùm đất san lấp, ủi tạo mặt bằng. Còn việc san ủi xong khu đất này mọc lên khu dân cư hay nhà xưởng chỉ là chuyện một sớm một chiều.

Theo quy định của Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng… Người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất đã được cho phép. Nếu đất nông nghiệp mà xây nhà ở thì coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt.

Chỉ thị số 11/CTTTg ngày 23/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp để thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh. Chỉ thị nêu rõ: Tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường; thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan theo thẩm quyền.

Trường hợp có dấu hiệu lừa đảo thì cần chuyển cơ quan điều tra để làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Và các Sở, ngành chức năng triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường BĐS; kịp thời thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân nắm bắt rõ về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đầu tư phát triển hạ tầng; các dự án BĐS đã được phê duyệt; các chủ đầu tư dự án đủ điều kiện huy động vốn theo quy định nhằm đảm bảo minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ thổi giá bất động sản để thu lợi bất chính…

Chỉ thị số 11 đã nêu rất rõ nhưng ở Phước Tân (Biên Hòa, Đồng Nai), các trường hợp xây dựng KDC lụi trên đất lúa nhằm trục lợi để lại nhiều hệ lụy, diễn ra ngang nhiên trên địa bàn tại sao lại không bị xử lý? Một lần nữa dư luận lại đặt câu hỏi phải chăng có sự bao che, ngó lơ của chính quyền địa phương? Điện lực Đồng Nai và đơn vị cung cấp nước sạch liệu có nhận chung chi để cấp điện nước cho những căn nhà xây dựng trái phép, góp phần giúp đầu nậu phá vỡ quy hoạch, tạo nhiều hệ lụy ở địa phương này?

Báo TH&CL sẽ tiếp tục thông tin!

Hải Dương

Bài liên quan

Tin mới

Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia
Coteccons (CTD) thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia

CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) vừa công bố quyết định thành lập Văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại nước này.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng Ba tăng 35,6% so với tháng trước
Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng Ba tăng 35,6% so với tháng trước

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2024 ước đạt 65,09 tỷ USD, tăng 35,6% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 34 tỷ USD, tăng tới 37,8% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ước đạt 31,08 tỷ USD, tăng 33,4% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng
Tiếp nhận 300 đơn vị máu tại ngày hội hiến máu tình nguyện huyện Chi Lăng

Ngày 29/3, tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tổ chức ngày hội HMTN đợt 1 năm 2024. Ngày hội đã thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và các tầng lớp Nhân dân tham gia đăng ký hiến máu.

Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”
Nam A Bank phát triển bền vững với “số” và “xanh”

Ngày 29/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024, mục tiêu lợi nhuận 4.000 tỷ đồng, chia cổ tức 25%, mở rộng mạng lưới, bầu bổ sung thành viên HĐQT…

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ
TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ gần 8 tấn sợi polyester không có hóa đơn, chứng từ

Ngày 29/03, theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện, tạm giữ 7.890 kg sợi polyester các loại không có nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ có trị giá hơn 118 triệu đồng.

Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng
Long An đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các công trình xây dựng

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký văn bản yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị thi công xây dựng thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chủ động phòng ngừa giảm thiểu tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất.