Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hạn mức giao đất có 'làm khó' doanh nghiệp?

Tích tụ ruộng đất lớn cho phép đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, tránh manh mún, và hiệu quả cao. Ngoài ra, tích tụ ruộng đất cũng được coi là điều kiện tiên quyết cho các hợp đồng sản xuất nông nghiệp.

Quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra một cách chậm chạp, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hoá quy mô lớn của doanh nghiệp. Nguyên nhân được chỉ ra đó là do việc nhận quyền sử dụng đất, thuê đất trực tiếp trên thị trường để tổ chức sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn do chưa có sự đồng thuận của người sử dụng đất. Cụ thể, đó là thoả thuận giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong nhiều trường hợp còn chậm và khó thành công do thiếu lòng tin giữa bên cho thuê và đi thuê.

Hạn mức giao đất có 'làm khó' doanh nghiệp? - Hình 1

(Ảnh minh họa)

Để khắc phục hạn chế này, tại một số địa phương, chính quyền đã có cách làm “sáng tạo” khác như chính quyền địa phương đứng ra thuê của dân và cho doanh nghiệp thuê lại. Nhìn qua, cách làm này phần nào giải quyết được bất cập từ hoạt động tích tụ ruộng đất chậm, tuy nhiên cách làm này lại không đảm bảo tính pháp lý do trong Luật Đất đai năm 2013 và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bởi, chưa có quy định về vấn đề này hoặc có song còn mâu thuẫn. Ngoài ra, tính pháp lý của nguồn lực tài chính mà chính quyền địa phương dùng để trả tiền thuê đất của dân cũng chưa rõ ràng.

Đại diện Hiệp hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết: “Yếu tố được chỉ ra gây cản trở doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp là hạn mức giao đất”, tại Hội nghị toàn quốc “Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp” được tổ chức mới đây.

Cụ thể, mặc dù đã có tới 96% diện tích đất nông nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình, tuy nhiên lại chưa có quy định rõ ràng về việc hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, cũng dễ hiểu khi tổng số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tính đến thời điểm hiện nay mới chỉ có 8% trên tổng số 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên cả nước. Bên cạnh đó, dòng vốn của doanh nghiệp đổ vào hoạt động sản xuất trực tiếp chỉ chiếm khoảng 1%.

Nhìn vào những tồn tại như vừa nêu, câu hỏi đặt ra là có phải Việt Nam đang thiếu các chính sách khuyến doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp? Câu trả lời là không hề ít.

Nhiều chính sách cũng đã được ban hành, trong đó phải kể đến Nghị định số 55/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn hay như Nghị định số 98/2018 về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong hợp tác, liên kết sản xuất quy mô lớn. Ngoài ra, cũng phải kể đến gói tín dụng 100nghìntỷcho nông nghiệp công nghệ cao hoặc Nghị định số 58/2018 về bảo hiểm nông nghiệp, v.v…

Đặc biệt, gần đây nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, với nhiều ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Những điểm mới của Nghị định phải kể đến việc tập trung vào cải cách thủ tục hành chính. Cụ thể là vừa cắt giảm vừa là lồng ghép và minh bạch hoá các thủ tục để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó đặc biệt chú ý liên quan đến yếu tố quỹ đất.

Nghị định 57 đã quy định 3 giải pháp liên quan đến quỹ đất. Cụ thể, Một là, trong phong trào nông thôn mới, chủ trương tích cực dồn điền đổi thửa. Thay vì các hộ chia nhỏ 7-8 mảnh thì giờ dồn về để sản xuất tập trung nhờ thuỷ lợi hoá tốt. Hai là, tập trung đất có nhiều cách, theo đó cách hiệu quả được nhiều địa phương thực hiện đó là cùng sản xuất, cùng xuống giống và cùng thu hoạch. Ba là, tích tụ đất, hướng tới có hai cơ chế hỗ trợ: trước tiên là góp vốn qua quyền sử dụng đất, và tài sản trên đất phải được tính vào tài sản trên đất để thế chấp vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đề xuất Chính phủ cần sửa đổi Luật Đất đai 2013 theo hướng bỏ hoặc nới lỏng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, thay vì tối đa không quá 20ha hoặc 30ha tùy khu vực như hiện nay để khuyến khích việc tích tụ ruộng đất cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn.

Đồng thời, quy hoạch hợp lý, hiệu quả từng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tích tụ theo nhiều hình thức phù hợp với yêu cầu tổ chức sản xuất là căn cứ cho việc tiếp cận đất nông nghiệp của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế hoạt động cho thị trường quyền sử dụng đất, cần minh bạch và hiện đại hóa thông tin thị trường, đồng thời rà soát hoàn thiện các quy định về quyền của người sử dụng đất cũng như nghiên cứu để sớm ban hành chính sách khuyến khích việc thuê quyền sử dụng đất… 

Bảo Ngọc (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn
Hàng loạt điểm nhấn hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm mùa hè tại Sầm Sơn

Chiều 16/4, UBND TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về hoạt động du lịch biển năm 2024. Theo đó, với hàng chục hoạt động chào mừng trước, trong và sau Lễ hội du lịch biển sẽ góp phần nối dài hành trình trải nghiệm của mỗi du khách khi đến nơi đây.

Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”
Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật “Hải Phòng – Kết nối miền di sản”

Ngày 16/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Khai mạc trưng bày ảnh nghệ thuật, mỹ thuật với chủ đề “Hải Phòng – Kết nối miền di sản” hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão
Lãnh đạo TP. Hải Phòng thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 16/4, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Khắc Nam đến thăm, tặng quà các cá nhân, gia đình người có công tại huyện An Lão. Cùng đi có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương liên quan.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ; gặp mặt, tặng quà tri ân gia đình các chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ
Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) toàn quốc 2024 công bố nhà tài trợ

Sáng nay, tại Hà Nội, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng (TNTP&NĐ), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Nestlé MILO đã tổ chức Lễ Họp báo Công bố Nhà tài trợ Giải Bóng đá Nhi đồng (U11) Toàn quốc Cúp Nestlé MILO 2024.

Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật
Lạng Sơn: Họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật

Ngày 16/4, Thường trực HĐND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp phiên chất vấn về thực hiện quy định của pháp luật đối với công tác giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu chủ trì phiên họp.