Siêu thị này cách trung tâm hành chính huyện Thủy Nguyên khoảng 1km.
Sự có mặt của siêu thị này góp phần xây dựng huyện Thủy Nguyên ngày một phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân huyện Thủy Nguyên nói riêng và nhân dân Hải Phòng nói chung. Phụ với tấm lòng của nhân dân Thủy Nguyên, siêu thị này lại trà trộn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào trong siêu thị, bày bán công khai.
Tại khu vực trưng bày quần áo, nhóm PV đã phát hiện nhiều sản phẩm có tem nhãn chữ Trung Quốc mà không có nhãn phụ, cũng không thấy ghi thông tin của đơn vị nhập khẩu, may chăng là vài dòng chữ nói về cách sử dụng và có gắn mác giá sản phẩm.
Tại khu bày giày dép cũng vậy, chỉ thấy ghi chữ FASHION trên nhãn mà không có thông tin đơn vị sản xuất hay nhập khẩu, cũng không có thông tin về chất liệu, bên trong mỗi sản phẩm đều có in chữ Trung Quốc.
Khám phá gian hàng đồ sành, đồ sứ, đồ thủy tinh, đồ nhựa PV Thương hiệu & Công luận rất bất ngờ là có nhiều vô số các sản phẩm đều có tem nhãn chữ Trung Quốc mà không thấy nhãn phụ theo quy định ghi bất kể thông tin gì.
Đồ uống, đồ trẻ em cũng nhiều không
Tiếp đến là các vật dụng như đèn pin, đèn phòng ngủ, máy làm tóc, khuôn làm kem, thảm lau, bông tắm, dụng cụ làm vệ sinh, móc phơi quần áo, tấm lót giường cho trẻ em, móc dán tường đều không hề thấy nhãn phụ, không có tên đơn vị nhập khẩu.
Gian hàng có nhiều đồ cho trẻ nhỏ như nước trái cây, hình thú đồ chơi, vở học sinh, sổ đóng gim, bút mầu, hộp bút,...cũng có 100% chữ nước ngoài nhưng lại không có nhãn phụ, không có thông tin về đơn vị nhập khẩu, đơn vị phân phối và thông tin về sản phẩm.
Sản phẩm làm đẹp thì nhãn phụ mực nhoen, không check được giá
Đặc biệt là sản phẩm mặt nạ mang nhãn hiệu “May an” của Hàn Quốc bày bán có dấu hiệu làm giả, làm nhái nhãn phụ. Nhãn phụ là hai màu trắng đen, mực nhoen mờ hết các thông tin.
Nhãn phụ này được trình bày gần giống với nhãn phụ cùng loại, chỉ khác mùi.
Quan sát mã vạch giữa các sản phẩm cùng phân khúc dễ dàng nhận thấy mã vạch làm giả to hơn, để ý kỹ sẽ phát hiện chữ trên sản phẩm giả "dại hơn”, cách bố trí không giống,….
PV thắc mắc về nhãn mác của sản phẩm mặt nạ Mayan thì nhân viên bán hàng trả lời "đó là mẫu mới năm nay nên không giống hai mẫu còn lại".
PV mua và yêu cầu thanh toán sản phẩm bị nghi ngờ là hàng giả, hàng nhái thì quả thật nghi ngờ đó là có cơ sở, vì nhân viên làm đi, làm lại không check được giá trên các mã sản phẩm mà phải dùng "chiêu thức" khác là nhìn số, gõ mã để tính tiền. Giải thích việc làm trên cho PV, nhân viên thu ngân nói "do mã vạch nhỏ nên không check được".
Tại khu vực bày bán hóa mỹ phẩm ngoài mặt nạ Mayan thì sản phẩm lăn khử mùi Nivea thể tích 40ml có nắp mầu tím và mầu hồng không hề có nhãn phụ, thể hiện bên ngoài hoàn toàn bằng tiếng Thái Lan.
Ngay tại quầy thu ngân cũng được bày bán khá nhiều sản phẩm nhìn bắt mắt trẻ nhỏ, từ đồ chơi đến đồ ăn vặt, bim bim, bánh,...Lạ ở chỗ nhiều sản phẩm ở đây cũng rất “sính ngoại” không hề có nhãn phụ hay thông tin gì bằng tiếng Việt.
Vi phạm
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Tại khoản 2, Điều 7, Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, theo đó các siêu thị, trung tâm thương, mại không được kinh doanh các loại hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoá tiêu thụ đặc biệt. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...
Tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, siêu thị này đã đánh đổi niềm tin của khách hàng lấy lợi nhuận, vì lợi nhuận mà bỏ qua các quy định pháp luật. Việc một siêu thị lớn bày bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã để lại ấn tượng không tốt trong lòng người tiêu dùng.
Gửi về Cục Quản lý thị trường TP.Hải Phòng! Quả thật, sau khi PV Thương hiệu & Công luận "đi chưa được một vòng" các cửa hàng nổi tiếng, siêu thị, chợ... của Hải Phòng thì cái mà ông Cục Phó Nguyễn Bá Lộc nói đúng đến mức khó tin: Người tiêu dùng Hải Phòng "sính ngoại" nên ... cứ phải có "tý ngoại" bày bán thì mới bán được.
Hàng không nguồn gốc, xuất xứ, lậu, ngoại không nhãn phụ đã từ chợ bình dân, vào cửa hàng thời trang quy mô sang đến siêu thị rồi Cục Quản lý thị trường. Tiếp theo, chúng tôi thấy làm bất ngờ, ông Cục phó Lộc nói, còn ít hàng tiểu thương "ủ hàng", vậy mà la liệt, chỗ nào cũng thấy. Vậy, họ không "ủ hàng", chúng tôi lo sợ, thị trường hàng hóa lậu, giả, nhái, không nguồn gốc, xuất xứ, không tem nhãn phụ ở Hải Phòng sẽ "đè ngã" người tiêu dùng mất. Lúc đó, theo chức năng nhiệm vụ được giao, Quản lý thị trường có "cứu" người tiêu dùng "sính hàng ngoại" đất Cảng không?
Nhóm PV