Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các cơ sở giáo dục

Sở Giáo dục TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức và các quận, huyện; Các trường trung học phổ thông, trường phổ thông nhiều cấp học về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino.

Không để dịch bùng phát, lan rộng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng El Nino có thể làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác như Zika, Chikungunya, viêm não Nhật Bản.

Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng thúc đẩy muỗi sinh sản và gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền. Căn cứ Công văn số 7556/VP-VX ngày 24 tháng 7 năm 2023 của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do muỗi truyền vì hiện tượng El Nino; Nhằm kịp thời triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lan rộng…

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh đề nghị cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện diệt loăng quăng/bọ gậy trên địa bàn ngay trong tháng 7 năm 2023 và duy trì hoạt động 1 tuần/1 lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/1 lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng/bọ gậy cao và 1 tháng/1 lần tại các khu vực còn lại.

Trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. Hồ Chí Minh
Trẻ mắc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: K.V)

Tổ chức thực hiện - Cơ sở giáo dục: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với trạm y tế tổ chức thực hiện những biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy tại đơn vị hằng tuần gồm: Chọn ngày cố định trong tuần để tổng vệ sinh, truy tìm và loại bỏ nơi muỗi sinh sản trong phạm vi quản lý; yêu cầu mỗi thành viên của đơn vị chấp hành việc bỏ rác đúng nơi quy định, không tích trữ nước, không tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng.

Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thì phối hợp với ngành y tế địa phương triển khai nội dung này đến các đơn vị trực thuộc, phân công rõ trách nhiệm của đơn vị và biện pháp xử lý đối với từng cá nhân hoặc tổ chức không thực hiện biện pháp triệt nguồn sinh sản của muỗi.

Đồng thời, phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức đoàn kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị trên địa bàn.

Sốt xuất huyết tăng 19,1% sau một tháng

Trung tâm Kiểm soát bệnh TP. Hồ Chí Minh (HCDC) vừa có cập nhật về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tính đến tuần 32/2023.

Cụ thể, tính từ ngày 7/8/2023 đến ngày 13/8/2023 (tuần 32), số ca mắc bệnh tay chân miệng giảm tại TP. Hồ Chí Minh, với 2.145 ca bệnh được ghi nhận.

Số liệu thống kê số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tại TP. Hồ Chí Minh
Số liệu thống kê số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tại TP. Hồ Chí Minh (Ảnh: HCDC)

Các quận huyện có số ca mắc tay chân miệng trên 100.000 dân cao bao gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận Tân Phú. Trong đó Quận 1 là địa phương có số ca mắc cao nhất với 200 ca/100.000 dân.

Riêng tình hình sốt xuất huyết, trong tuần 32, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 350 trường hợp mắc bệnh, tăng 19,1% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm Quận 1, huyện Bình Chánh và huyện Nhà Bè.

Bác sĩ khuyến cáo, từ tháng 8 trở đi sẽ là cao điểm sốt xuất huyết, nếu không có các biện pháp phòng ngừa, nguy cơ bùng phát dịch. Bệnh sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua trung gian muỗi vằn.

Để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết, mỗi người dân dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi làm việc, sinh sống, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng như xô, lọ, chai cũ không dùng đến, lọ hoa, chén nước; dọn dẹp mái hiên, nóc nhà; Đậy kín lu, thùng chứa nước để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng.

Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng. Đồng thời, sử dụng các loại kem thoa xua muỗi, mặc đồ dài và ngủ mùng kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.

Dấu hiệu và cách theo dõi tình trạng sốt xuất huyết

Theo HCDC, dấu hiệu quan trọng nhất trong bệnh sốt xuất huyết là sốt. Chúng ta cần xác định chính xác thời gian sốt xuất hiện và phải đo bằng nhiệt kế để xác định. Sốt của sốt xuất huyết có đặc điểm là sốt cao 39 - 40 độ C liên tục, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu kèm theo như đau nhức mình mẩy, đau đầu, đau sau hốc mắt, người uể oải, khó chịu, chán ăn, buồn nôn, có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết,… Khi nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm.

Người bệnh sốt xuất huyết có thể được theo dõi tại nhà hoặc tại bệnh viện. Điều này sẽ được bác sĩ quyết định khi thăm khám. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Khi theo dõi người bệnh tại nhà, chúng ta cần lưu ý một số dấu hiệu sau để kịp thời đưa đến bệnh viện. Các dấu hiệu bao gồm nôn ói nhiều, đau bụng, có biểu hiện chảy máu chân răng, mũi, ói ra máu, đi cầu phân đen, có kinh bất thường ở nữ, lừ đừ, bứt rứt, bồn chồn, khó thở, thở nhanh, trẻ em có biểu hiện bỏ ăn, bỏ bú, mệt mỏi dù hết sốt.

Hoàng Bách

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức tại sân vận động tỉnh Điện Biên.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã có báo cáo ban đầu về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân
Bảo tàng Hải Phòng ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân

Giám đốc Bảo tàng Hải Phòng Bùi Thị Nguyệt Nga vừa cho biết, hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, vào ngày 11/5 tới, lần đầu tiên Bảo tàng Hải Phòng sẽ cho ra mắt công chúng Bộ hiện vật độc bản bằng vàng dâng cúng nữ tướng Lê Chân trong khuôn khổ Trưng bày Bảo vật quốc gia.

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp lán trại khiến 7 công nhân thương vong

Chiều 6/5, thông tin từ lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), trên địa bàn phường Kỳ Liên vừa xảy ra một trận mưa lớn gây sạt lở, vùi lấp một lán trại của công nhân thi công móng cột đường dây điện 500 kV, khiến 7 người thương vong.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 2,5 tỷ USD xây dựng Nhà máy điện khí LNG và Trung tâm kho cảng tại Hà Tĩnh

Đoàn công tác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương nghiên cứu và đầu tư xây dựng Nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và Trung tâm kho cảng LNG tại Khu kinh tế Vũng Áng.