Theo đó, Bộ Công Thương đã triển khai điều tra đối với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong hỏa động bán hàng đa cấp như Công ty Cổ phần Queenet Quốc tế là doanh nghiệp bị xử phạt với số tiền lớn lớn nhất (24 triệu đồn); tiếp theo là Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy (140 triệu), Công ty TNHH World Việt Nam (80 triệu) và Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm (30 triệu). Hiện Bộ Công Thương đang tiến hành điều tra đối với Công ty Cổ phần sản xuất Thương mại Quốc tế Greenlife; kết thúc thanh tra đối với 02 doanh nghiệp bán hàng đa cấp là Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân và Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam.

Thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp - Hình 1

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện công tác giám sát doanh nghiệp, theo dõi giám sát việc đáp ứng các điều kiện mới tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP đối với các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP trong và sau thời điểm chuyển tiếp 09 tháng kể từ thời điểm Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện mới nhưng vẫn triển khai hỏa động bán hàng đa cấp sau thời gian chuyển đổi.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của một số công ty và thực hiện thanh lý hợp đồng đối với người tham gia sau khi Công ty chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.

Đối với các đơn thư khiếu nại, đơn kiến nghị liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ Công Thương đều có văn bản trả lời hướng dẫn người tham gia hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công Thương.

Các hành vi vi phạm được Bộ Công Thương phát hiện và xử lý trong thời gian qua bao gồm: Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;

 Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; Duy trì nhiều hơn một vị trí kinh doanh đa cấp, hợp đồng bán hàng đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp. Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ đén Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Cung cấp thông tin sai lệch về công dụng của hàng hóa bán hàng đa cấp nhằm dụ dỗ người tham gia bán hàng đa cấp. Ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia bán hàng đa cấp không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.

Tại cấp đị phương dưới sự chỉ đạo sat sao của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công tác quản lý nhà nước hoạt động bán hàng đa cấp tại các địa phương đã được kiện toàn đáng kể.

Trong năm 2017, các địa phương đã tiếp tục thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp. Theo báo cáo của các Sở Công Thương, số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động bán hàng da cấp là hơn 2,2 tỷ đồng đối với 63 lượt hành vi vi phạm của 19 doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong đó 01 doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động, 02 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận, số tiền phạt từ lực lượng quản lý thị trường là 125 triệu đồng. Địa phương có số tiền xử lý vi phạm hành chính đối với hoạt động bán hàng đa cấp lớn nhất là Hà Nội, với số tiền phạt 1,5 tỷ đồng; tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh (270 triệu đồng), Cần Thơ (160 triệu đồng) và Thái Nguyên (150 triệu đồng).

Trong 6 tháng đầu năm 2018, theo báo cáo tại các địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã chỉ đạo Sở Công Thương và các lực lượng liên quan xử phạt vi phạm đối với 03 doanh nghiệp bán hàng đa cấp với số tiền phạt là 490 triệu đồng bao gồm: Công ty cổ phần Everrichs (20 triệu đồng), Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam (90 triệu đồng) và Công ty TNHH Mỹ phẩm Thường Xuân (380 triệu đồng).

Các vi phạm được Sở Công Thương phát hiện và xử lý bao gồm: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc cấp, đổi, thu hồi thẻ thành viên bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ việc công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của thương nhân các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;

Không thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng của doanh nghiệp; Không thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định; Thông báo tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo nhưng thực hiện không đúng như nội dung đã thông báo.

Bộ Công Thương cũng nêu những khó khăn, tồn tại chủ yếu như: Nhận thức của người tham gia hệ thống bán hàng đa cấp

Thời gian qua, Bộ Công Thương tiếp tục nhận được nhiều đơn khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp. Gần như tất cả các đơn khiếu nại mà Bộ Công Thương nhận được đều từ những người tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp nhưng không hề có hoạt động bán hàng, chỉ đơn giản trao tiền cho  người khác và hy vọng nhận được tiền lời với lãi suất cao. Đặc biệt, 100% các thỏa thuận về lợi nhuận đều là thỏa thuận bằng lời, không được ghi lại thành văn bản nên khi xảy ra tranh chấp, cơ quan chức năng hoàn toàn không có chứng cứ để xử lý.

 Thiếu hụt nguồn nhân lực của cơ quan quản lý: Hiện tại, số lượng cán bộ được giao thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp là rất hạn chế, trong khi khối lượng công việc rất lớn, bao gồm công tác giải quyết thủ tục hành chính, công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, công tác điều tra, xử phạt và nhiều hoạt động quản lý liên quan khác. Ở các địa phương, công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn thường chỉ giao cho  một hoặc hai cán bộ kiêm nhiệm bên cạnh các công tác khác. Do đó, thiếu hụt nguồn nhân lực là một trong những khó khăn lớn nhất đối với cơ quan quản lý, có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc.

Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thời gian tới, duy trì thường xuyên hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đặc biệt là ở các địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bán hàng đa cấp nhằm nâng cao nhận được của người dân. Kiện toàn tổ chức, nhân sự thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để đảm bảo hiệu quả quản lý trước mắt cũng như lâu dài.

Theo BCĐ389