Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiêm phòng cho trẻ: ‘Bài toán thiếu vắc xin’ bao giờ có lời giải?

Thời gian gần đây, vắc xin 5 trong 1, 6 trong 1 trở nên vô cùng khan hiếm ở hầu hết các tỉnh thành, bởi tình trạng cung không đủ cầu. Tại nhiều địa phương, rất nhiều phụ huynh phải xếp hàng chen lấn, trực chờ nhiều giờ đồng hồ để đăng ký tiêm cho con em mình…

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván là các bệnh đã được chủ động phòng tránh bằng cách tiêm phòng vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cũng như tiêm chủng dịch vụ.

Qua báo cáo của các đơn vị cho thấy, khả năng cung ứng vắc xin cho tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ trong năm 2019 về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Tuy nhiên, hiện vẫn có những thời điểm nguồn cung chưa thực sự dồi dào, do những sự cố bất khả kháng từ các nhà sản xuất vắc xin trên thế giới, hoặc ngược lại do nhu cầu giữa tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ có sự thay đổi nhiều so với năm trước, nên nguồn cung và nhu cầu thực tế còn chưa tương đồng.

Tình trạng khan hiếm vắc xin xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố

Trước đây, trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin tại trạm y tế phường hoặc trung tâm y tế quận - nơi đăng ký cư trú. Vì vậy, không có hiện tượng quá tải và khan hiếm thuốc như hiện nay. Tuy nhiên, sau khi đổi từ vắc xin Quivaxem sang vắc xin ComBE Five và đặc biêt, sau khi xuất hiện nhiều trẻ sơ sinh bị biến chứng, phản ứng tiêu cực sau khi tiêm vắc xin ComBE Five. Người dân khắp nơi đã chọn giải pháp đến trung tâm y tế dự phòng, các bệnh viện lớn để tiêm dịch vụ (không chọn các loại vắc xin miễn phí). Chính vì vậy, tình trạng khan hiếm vắc xin thường xuyên xảy ra trên hầu hết các tỉnh thành.

Tiêm phòng cho trẻ: ‘Bài toán thiếu vắc xin’ bao giờ có lời giải? - Hình 1

Người dân Đà Nẵng xếp hàng chờ từ 3,4 giờ sáng để đăng ký tiêm phòng cho con

Gần đây, tại Quảng Ngãi, dù nhu cầu tăng đột biến nhưng lô vắc xin đầu tiên được nhập về trong tháng 1/2019 chỉ có 2.400 liều. Lượng vắc xin này chỉ đáp ứng nhu cầu tiêm phòng cho trẻ trong chưa đầy 1 tháng. Sau đó, nguồn cung cấp vắc xin gián đoạn, khiến nhiều trẻ không được tiêm đúng lịch.

Tình trạng khan hiếm vắc xin khiến nhiều phụ huynh lo lắng, sợ ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc khi không tiêm đúng lịch. Nhiều trẻ kháng thể kém, sẽ dễ mắc bệnh hơn so với trẻ được tiêm đúng và đủ liều.

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi, trung bình một ngày đơn vị này tiếp nhận thông tin số lượng trẻ cần tiêm vắc xin 6 trong 1 là từ 200 – 300 trẻ. Tuy nhiên, số lượng vắc xin không đủ cung ứng. Việc khan hiếm vắc xin không chỉ gây khó cho trẻ mới tiêm lần đầu, mà còn làm gián đoạn mũi tiêm của những trẻ đã tiêm nhưng chưa đủ liều.

Tương tự, tỉnh Quảng Nam cũng là một trong những địa phương xảy ra tình trạng khan hiếm vắc xin 6 trong 1. Thậm chí, vừa qua nhiều phụ huynh phải xếp hàng từ 2, 3 giờ sáng để đăng ký, tiêm phòng cho con.

Đặc biệt, đợt tiêm vắc xin dịch vụ Hexaxim tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) vừa tổ chức hồi cuối tháng 2/2019 vừa qua, cảnh tượng phụ huynh xếp hàng, chen lấn để đăng ký, khiến nhiều người ngao ngán, mệt mỏi.

Đợt tiêm này được tổ chức trong 3 ngày và được CDC Quảng Nam thông báo về các địa phương trước khi diễn ra trong khoảng một tuần. Do vậy, rất nhiều phụ huynh ở các huyện miền núi, ở vùng xa cũng tập trung về TP. Tam Kỳ từ sáng sớm để xếp hàng chờ đăng ký liều vắc xin dịch vụ. Thậm chí, nhiều người còn thuê phòng ở trọ hẳn trong 3-4 ngày, nhưng không phải ai cũng may mắn đăng ký được liều vắc xin Hexaxim dịch vụ để tiêm cho con nhỏ.

Tại Đà Nẵng, tình trạng “vỡ trận” vắc xin cũng xảy ra, phụ huỳnh đều phải xếp hàng vài giờ đồng hồ, chen lấn để tiêm vắc xin cho con. Ở một số địa bàn lân như Bình Định, Quảng Nam, Huế cũng phải cho con tới đây tiêm phòng, chính vì vậy nguồn vắc xin không đủ đáp ứng nhu cầu.

Tiêm phòng cho trẻ: ‘Bài toán thiếu vắc xin’ bao giờ có lời giải? - Hình 2

Tiêm phòng cho trẻ: ‘Bài toán thiếu vắc xin’ bao giờ có lời giải? - Hình 3

Tại Hà Nội, hàng nghìn phụ huynh, trẻ nhỏ trực chờ tại Trung tâm tiêm chủng 131 Lò Đúc – Viện Vệ sinh Dịch tễ TW (Bộ Y tế) để tiêm phòng cho con

Tại miền Bắc, các tỉnh giáp Hà Nội như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… cũng phải đổ bộ về Hà Nội để tiêm phòng cho con em mình. Do vậy, tại các trung tâm tiêm chủng đều phải chờ đợi xếp hàng vài giờ đồng hồ để tiêm cho trẻ, các gia đình đều phải 2,3 người đi theo phục vụ công tác xếp hàng chờ tiêm cho trẻ. Nhiều phụ huynh cũng ái ngại với việc tiêm phòng cho con, không tiêm thì lo nhưng nghỉ đến cảnh xếp hàng chờ tiêm cũng khiến nhiều phụ huynh “sợ”.

Ngành Y tế cơ sở… bị động

Theo ông Huỳnh Công Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Nam (TTYT dự phòng) cho biết, không chỉ thiếu hụt vắc xin dịch vụ, hiện nguồn vắc xin ComBE Five trong chương trình tiêm chủng mở rộng toàn quốc tại Quảng Nam cũng rất khan hiếm.

Ông Quang cũng cho biết, khó khăn nhất hiện nay là phải phụ thuộc vào phía công ty cung cấp khi lượng cung ứng chỉ đáp ứng được mới một nửa so với đăng ký thực tế. Đơn vị đã đăng ký mua 1.000 liều vắc xin 6 trong 1, nhưng phía cung ứng chỉ cung cấp được 400 liều. Phía công ty cung cấp vắc xin cho biết khoảng giữa tháng 3 này sẽ có lại đợt khác và đơn vị sẽ thường xuyên liên lạc với phía cung ứng, cố gắng để giữa tháng 3 này sẽ có vắc xin tiêm chủng phục vụ cho người dân.

Hiện ở Quảng Nam có 18 điểm tiêm vắc xin dịch vụ, trong đó có 16 điểm tại 16 TTYT các huyện, TTYT dự phòng tỉnh (nay là CDC Quảng Nam) và 1 cơ sở tư nhân tại TP. Tam Kỳ. Do khan hiếm, nên tại chỉ có CDC Quảng Nam có được nguồn vắc xin dịch vụ 6 trong 1 vừa tổ chức tiêm vừa qua, trong khi nhu cầu vắc xin dịch vụ được cung ứng rất nhỏ giọt, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu tiêm chủng của người dân.

Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng thừa nhận, do nhu cầu tiêm văc xin dịch vụ của người dân tăng cao đã vượt quá khả năng cung ứng của trung tâm. "Nguồn vắc xin dịch vụ chưa được kiểm soát về số lượng cung ứng cho mỗi địa phương. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại Đà Nẵng đã đăng ký mua 5.000 liều nhưng mỗi lần về rất bấp bênh, có lúc 200 có lúc 500 liều. Đây là vấn đề mà Bộ Y tế cũng chưa giải quyết được", ông Hồng nói.

Để khắc phục, lãnh đạo ngành y tế Đà Nẵng đã đề nghị trung tâm xây dựng đề án tạo nguồn vắc xin và chủ động thông tin đầy đủ qua mạng internet. "Hiện nay trung tâm chỉ thông báo số liều, không thông báo số lượng đã đăng ký, số lượng vắc xin còn trống, nên người dân đến đông thì không đáp ứng được", ông Hồng nói và cam kết ngành y tế sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Lỡ các mũi tiêm chủng vắc xin sẽ làm giảm cơ hội phòng bệnh cho trẻ

Hiện nay, hàng triệu phụ huynh trên cả nước đã để con em mình lỡ ba mũi tiêm vắc xin 5 trong 1, 6 in 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ do Hib… vì thiếu vắc xin.

Tiêm phòng cho trẻ: ‘Bài toán thiếu vắc xin’ bao giờ có lời giải? - Hình 4

Theo Phó Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh việc lỡ các mũi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1, 6 in 1 sẽ làm giảm đi cơ hội phòng bệnh cho trẻ

Phó Giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, nhìn nhận, việc lỡ các mũi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1, 6 in 1 sẽ làm giảm đi cơ hội phòng bệnh cho trẻ. Ví dụ, với riêng bệnh ho gà có đến 84% trẻ tử vong dưới 6 tháng tuổi, nếu được chích ngừa mũi 1 thì khả năng bảo vệ khỏi bệnh ho gà khoảng 50%, mũi thứ 2 khả năng bảo vệ lên đến 80% và nếu chích ngừa đủ 3 mũi thì đảm bảo có đủ khả năng phòng bệnh. Do đó chích ngừa càng trễ, nguy cơ trẻ bị phơi nhiễm bệnh càng lớn.

Tình trạng thiếu vắc xin kéo dài có thể xảy ra những hệ lụy như bùng nổ dịch bệnh ở trẻ em. Chính vì vậy Bộ Y tế cần nhanh chóng có những biện pháp tháo gỡ vấn đề này.

Diễm Lệ

Bài liên quan

Tin mới

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước
Nam Định xếp thứ 8 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước

Tổng cục Thống kê vừa có báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023. Theo đó, tỉnh Nam Định xếp thứ 8 cả nước, với mức thu nhập bình quân đầu người/tháng, đạt 5,5 triệu đồng.