Trọng tâm của Đề án năm nay sẽ tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.
UBND tỉnh Long An cũng đặt mục tiêu công nhận thêm 44 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao cấp tỉnh trở lên; đồng thời, hỗ trợ máy móc, thiết bị, tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP và những sản phẩm tiềm năng để đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP.
Trước đó, năm 2021, toàn tỉnh Long An đã công nhận được 19 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 31 sản phẩm, gồm 19 sản phẩm đạt OCOP 4 sao (4 sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao) và 12 sản phẩm đạt 3 sao.
Số lượng chủ thể và sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh Long An tăng lên đáng kể so với năm trước đó.
Các sản phẩm khi tham gia đánh giá chuẩn OCOP đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất; thị trường bán sản phẩm OCOP cũng được mở rộng đến các tỉnh, thành trong cả nước.
Các cán bộ OCOP của tỉnh Long An cũng tích cực hỗ trợ, tổ chức tập huấn và đồng hành cùng các chủ thể OCOP nhằm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm tham gia chương trình OCOP, hướng tới đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh và cấp quốc gia.
Hà Trần