Sản phẩm 100% nước ngoài không có nhãn phụ
Sản phẩm hóa mỹ phẩm 100% nước ngoài nhưng không có nhãn phụ Tiếng Việt. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Thời gian gần đây, Tòa soạn Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh từ người tiêu dùng về việc xuất hiện nhiều sản phẩm 100% chữ nước ngoài không nhãn phụ Tiếng Việt, nhiều sản phẩm trắng thông tin và sản phẩm nhãn mác hiệu nổi tiếng giá rẻ khiến người tiêu dùng không hoài nghi là hàng giả, hàng nhái, bày bán tại T-Mart mini số 403 Phủ Thượng Đoạn, phường Đông Hải 1, quận Hải An, TP. Hải Phòng.

Theo Điều 8, khoản 2 Luật số 59/2010/QH12 của Quốc hội quy định về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: Quyền của người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Sản phẩm phụ kiện điện thoại 100% nước ngoài không nhãn phụ tại T-mart mini
Sản phẩm phụ kiện điện thoại 100% nước ngoài không nhãn phụ Tiếng Việt tại T-mart mini. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Tại chương II Điều 4 quy định trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại quan độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh là phải đảm bảo chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo về người dùng, luật về thương mại và luật khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Không được cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ như: Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa , dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời gian sử dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng, hàng bao gồm hàng mất chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh; hàng hóa – dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của luật.

Cần xác minh phản ánh của người tiêu dùng, phóng viên (PV) Thương hiệu và Công luận đã mục sở thị T-Mart mini tại số 403 Phủ Thượng Đoạn. Siêu thị T-mart mini cách đường Nguyễn Bỉnh Khiêm 100m, một vị trí đắc địa về cả giao thông và mật khẩu đông đúc cư dân cư trú. T-Mart mini có 5 tầng trong đó sử dụng 3 tầng cho công việc kinh doanh chủ yếu là túi xách, đồ dùng cho trẻ em tuổi học sinh, hàng tiêu dùng,...

Sản phẩm lens mắt được bày bán tại tầng 1
Sản phẩm lens mắt được bày bán tại tầng 1. (Ảnh: Lương Huệ)

Tầng 1 của T-Mart mini bày bán khá nhiều loại hóa - mỹ phẩm như: son, phấn trắng, phấn má hồng, mặt nạ dưỡng da, mi mắt giả, kem chống nắng, kem dưỡng thể, dầu gội, sữa tắm, phụ kiện thời trang cho tóc, đồ chơi, nước hoa... Các mặt hàng này hầu hết là của nhiều nước nổi tiếng về mỹ phẩm, hóa phẩm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc... Tuy nhiên, rất hiếm sản phẩm có nhãn phụ bằng Tiếng Việt dán kèm. Điều này khiến người đến thăm quan, mua sắm tại T-Mart mini gặp khó khăn trong việc lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp với nhu cầu bản thân, không biết được thông tin về sản phẩm khi sử dụng hóa - mỹ phẩm được nhà sản xuất khuyến cáo. Hơn nữa, việc không có nhãn phụ Tiếng Việt cũng khiến người tiêu dùng không xác minh được nguồn gốc sản phẩm, không nắm bắt được nhiều thông tin về chất lượng, hạn sử dụng... làm mất đi quyền lợi của người tiêu dùng. Trong số nhiều sản phẩm của nước ngoài bày bán tại T- Mart mini, phóng viên rất băn khoăn về những chiếc Lens mắt (kính áp tròng) đựng trong các lọ dung dịch bày bán với giá dưới 100 nghìn đồng cho đủ các loại màu (xanh đen, nâu, vàng nâu,..) để người tiêu dùng tiện lợi cho việc trang điểm đổi màu mắt. Sản phẩm được chủ cửa hàng nói có đủ các chứng nhận của y tế về chất lượng những đôi Lens mắt này. Tuy nhiên, sau khi PV kiểm tra các tờ chứng nhận mà chủ T- Mart mini đưa ra lại 100% là chữ tiếng nước ngoài, chữ ký hay con dấu trên tờ giấy đảm bảo này là in mầu trực tiếp lên giấy. Trên thân vỏ lọ đựng Lens mắt có một số thông tin Tiếng Việt nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa nhập khẩu.

Giấy chứng nhận sản phẩm lens mắt
Giấy chứng nhận sản phẩm lens mắt. (Ảnh: Lương Huệ)

Tầng 2 của T-Mart mini bày bán các mặt hàng thời trang như túi xách, ba lô, giày dép,… nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng Gucci, Nike, Adidas, Chanel, Dior, Louis Vuitton... có giá chỉ từ vài trăm đến dưới 1 triệu đồng, không có thông tin về sản phẩm, không có tên đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối....

Khu vực bán túi xách, ví da tại T-mart mini
Khu vực bán túi xách, ví da tại T-mart mini. (Ảnh: Quỳnh Nga)
Sản phẩm túi xách, ví,... tại T-mart mini
Sản phẩm túi xách, ví,... tại T-mart mini. (Ảnh: Hải Phòng)

Tầng 3 của T-Mart mini bày bán nhiều thú nhồi bông, gối, thú “cute”, “hot trend”, ba lô hình thú, vali du lịch. Ngoài một số sản phẩm của Việt Nam mà phóng viên tiếp cận được thì những chú thú bông, những hình nộm “cute”, “hot trend” đều không có bất cứ thông tin gì về đơn vị sản xuất, nhà phân phối, chất liệu...  chỉ có dán giá bán sản phẩm. Tại khu vực tầng 3 này, PV còn ghi nhận được sản phẩm mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Honda,  Sản phẩm là hàng Honda “Fake” cũng được nhân viên bán hàng tại đây thừa nhận.

Thú nhồi bông được bày bán tại tầng 3
Thú nhồi bông được bày bán tại tầng 3. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 12/09/2021 có hiệu lực từ ngày 15/02/2022 sửa đổi bổ sung 1 số trong quy định số 43 của Chính phủ về nhãn hàng hóa tại điều 10 có nội dung: Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tin tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện bằng Tiếng Việt về tên hàng hóa, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hóa hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 nghị quyết. Còn gắn nhãn hàng để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các loại hàng hóa và để các nhà sản xuất kinh doanh thông tin, quảng bá cho mặt hàng của mình đến người tiêu dùng.

Một góc tầng 1 của T-mart mini
Một góc tầng 1 của T-mart mini. (Ảnh: Quỳnh Nga)

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP và khoản 7 Điều 3 nghị quyết 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/01/2022 quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập khẩu trộm cắp, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, hàng vi quyền sở hữu trí tuệ trí tuệ có thể phạt tiền lên đến 200 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm, giá trị hàng hóa vi phạm đối với tố chức, cá nhân kinh doanh. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm tại Điều này, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề để kinh doanh từ 01 đến 03 tháng; buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;...

 Đề nghị Quản lý thị trường Hải Phòng và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung bạn đọc phản ánh, mục đích đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Hải Phong

(Còn nữa)