Chè bưởi

Trong bảng xếp hạng, chè bưởi đứng hạng 33 với kết quả bình chọn đạt 3.8/5 sao.

Chè bưởi là một món tráng miệng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và được rất nhiều người ưa thích. Ngoài tác dụng giúp chúng ta giải nhiệt vào những ngày nắng nóng thì món chè này còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ. Cùi bưởi có chứa nhiều chất carbohydrate, chất xơ, vitamin C và cả enzyme giúp quá trình đốt cháy chất béo diễn ra, giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra, đậu xanh là một loại hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá và cải thiện làn da. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lượng đường để giảm lượng calo có trong một ly chè bưởi.

Chè bưởi là một món tráng miệng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và được rất nhiều người ưa thích
Chè bưởi là một món tráng miệng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ và được rất nhiều người ưa thích (Ảnh: internet)

Cách nấu chè bưởi giòn không bị đắng:

Nguyên liệu: Cùi bưởi, đậu xanh (loại đã tách vỏ), muối, đường cát, nước hoa bưởi, bột năng, đường phèn, lá dứa, phèn chua

Nguyên liệu thành phần làm nước cốt dừa: Dừa bào, nước ấm, đường cát, muối, bột năng, đậu phộng rang, vani.

Các bước thực hiện nấu chè bưởi ngon giòn:

Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh rửa sạch, ngâm từ 1 – 2 tiếng cho đậu nở. Bắc nồi cho đậu xanh và 1 ít muối vào đun cho đến khi đậu chín mềm thì tắt bếp vớt ra để cho ráo.

Phần cùi bưởi: bạn gọt hết phần vỏ xanh, thái hạt lựu thành những miếng vừa ăn. Cho vào phần cùi bưởi đã cắt 10gr muối cho thấm trong 2 – 3 giờ. Sau đó, nhồi kỹ và xả dưới nước lạnh từ 5 – 6 lần đến khi phần cùi bưởi hết tinh dầu và nếm hết vị the là được.

Nấu chè bưởi: Cho nước vào nồi, nấu sôi thì cho phèn chua vào, cho phần cùi bưởi vào luộc đến khi sôi lần nữa thì tắt bếp, vớt ra. Rửa sạch thật kỹ đến khi nếm lại thấy hết vị mặn và chua là được.

Cho phần cùi bưởi vào nồi, ướp với 50gr đường cát và một giọt nước hoa bưởi, trộn đều cho đường tan. Cho nước vào để lửa nhỏ đến khi đường rút hết thì tắt bếp và cho vào bột năng khi cùi bưởi còn đang nóng, trộn nhanh tay.

Tiếp tục cho thêm bột để lớp bột áo bên ngoài cùi bưởi được dày và đều hơn. Nấu sôi nước và cho các viên vỏ bưởi vào luộc, khi nó vừa nổi lên thì vớt ra ngâm vào thau nước đá, chờ nguội vớt ra để ráo.

Đun nước với  lá dứa và đường phèn cho nấu tan và kỹ, sau đó cho đậu xanh và cùi bưởi vào nấu tiếp cho sôi lại.

Trong thời gian chờ sôi thì bạn pha bột năng với nước cho sệt và cho từ từ vào khi nồi sôi, khuấy liên tục đều tay. Khi bột chín (có màu trong, sánh) đến khi các thành phần của chè quyện đều thì có thể tắt bếp.

Làm nước cốt dừa: Nhồi dừa bào với nước ấm để lấy cốt. Cho nước cốt dừa cùng với đường, muối, bột năng vào nồi khuấy đều với lửa nhỏ. Đến khi bột chín trong và sánh lại thì cho vani vào rồi tắt bếp.

 Hoàn thành

Múc chè ra chén và chan nước cốt dừa lên trên. Bạn có thể cho thêm ít đậu phộng để tăng vị bùi cho món chè. Chè bưởi có thể dùng cả nóng hoặc lạnh đều được.

Khi chọn vỏ bưởi thì nên chọn loại chưa chín. Vì vỏ bưởi chín sẽ có nhiều xơ. Bạn có thể thay bằng bột bắp đều được.

Bánh bò

Bánh bò được xếp hạng 43 với 3.6/5 sao.

Bánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ lâu đời ở phía nam Trung Quốc và dần trở nên phổ biến tại Việt Nam hơn. Đây là một loại bánh xốp được làm từ: Bột gạo, nước, đường và men. Phía trên mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong lúc làm bánh để lại.

Bánh bò được chia nhiều loại như bánh bò thốt nốt, bánh bò rễ tre, bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò bông, bánh bò dừa, bánh bò sữa ( nướng)..
Bánh bò được chia nhiều loại như bánh bò thốt nốt, bánh bò rễ tre, bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò bông, bánh bò dừa, bánh bò sữa ( nướng).. (Ảnh: internet)

Bánh bò được chia nhiều loại như bánh bò thốt nốt, bánh bò rễ tre, bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò bông, bánh bò dừa, bánh bò sữa ( nướng)..

Để làm bánh bò, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: Bột gạo, đường, nước cốt dừa, men nở, muối, vani

 Các bước thực hiện

Chuẩn bị bột, đầu tiên, bạn cần trộn bột gạo với nước cốt dừa và đường. Để hỗn hợp này nghỉ trong khoảng 30 phút để bột nở đều.

Kích hoạt men: Hòa men nở với một ít nước ấm và để trong khoảng 10 phút cho men nở hoàn toàn. Sau đó, trộn men vào hỗn hợp bột đã chuẩn bị.

Ủ Bột: Để hỗn hợp bột nghỉ trong khoảng 2-3 giờ để bột nở đều và có kết cấu xốp. Bạn có thể kiểm tra bằng cách nhấn nhẹ vào bột, nếu bột đàn hồi trở lại thì đã đạt yêu cầu.

Hấp bánh: Cho hỗn hợp bột vào khuôn và hấp trong khoảng 20-30 phút. Kiểm tra bánh bằng cách dùng tăm xiên vào, nếu tăm không dính bột thì bánh đã chín.

Bí quyết để bánh bò ngon

Để bánh bò đạt được độ ngon hoàn hảo, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Chọn nguyên liệu chất lượng: Bột gạo và nước cốt dừa phải tươi ngon.

Ủ bột đúng thời gian: Không nên ủ quá lâu hoặc quá ngắn.

Kiểm soát nhiệt độ khi hấp: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến chất lượng bánh.

Cơm dừa tôm rang

Cơm dừa tôm rang đứng vị trí 79.

Thơm lừng, ngầy ngậy trong từng hạt cơm chính là cảm nhận của nhiều người về món cơm dừa - đặc sản Bến Tre. Cơm dừa thường được ăn kèm tôm rang.

Cơm dừa tôm rang- đặc sản vùng đất Bến Tre
Cơm dừa tôm rang- đặc sản vùng đất Bến Tre (Ảnh: internet)

Theo mô tả của Taste Atlas, cơm và một số nguyên liệu khác như đậu hà lan, hạt sen, hành lá... trước khi cho vào quả dừa sẽ được ngâm trong nước dừa.

Khi các nguyên liệu được đặt gọn trong trái dừa, người nấu sẽ hấp lên đến khi những thành phần chín hẳn và hòa quyện với nhau. Sau đó, người ăn sẽ thưởng thức món cơm này với tôm được nấu cùng nước cốt dừa.

Có lẽ trong ba món, cơm dừa tôm rang là món ăn gắn liền với mùi vị dừa nhiều nhất, có khả năng kích thích cơn thèm của độc giả đối với món ăn này.

Cắt phần đầu của quả dừa, đổ hết nước ra ngoài. Phần đầu vừa cắt đi thay thế cho phần nắp nồi. Gạo trắng lựa loại gạo ngon, vo sạch vài lần với nước, trút vào phần quả dừa.

Dùng phần nước dừa để nấu cơm. Đặt trái dừa đã cho gạo và nước vào một chiếc nồi to, chưng cách thủy 45 phút.

Tôm làm sạch để khô nước, ướp hành, tiêu, bột ngọt, đường khoảng 30 phút.

Cho 1/2 chén nước ấm vào dừa nạo, rồi vắt lấy nước cốt. Phi hành khô vàng thơm, đổ tôm vào xào cho thấm gia vị, nước cạn chế nước cốt dừa vào rim cho đến khi sệt lại, nêm chút nước mắm, đường cho đậm đà .

Dừa khô sẽ tạo thành một lớp áo bên ngoài và thấm đượm vào từng con tôm.

Trang trí hoa, hành lá cho món ăn và thưởng thức. Món này dùng nóng hay nguội đều ngon, có thể ăn với cháo trắng hay với cơm. 

L.T(t/h)