Ẩm thực Tây Nguyên đi kèm với các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc là một trong những điểm mời gọi du khách. Những nét đặc trưng về ẩm thực Tây Nguyên vô cùng ấn tượng và gần gũi.
Cách chế biến món ăn độc đáo
Điểm đặc biệt khiến nhiều người tò mò nhất trong văn hóa ẩm thực Tây Nguyên là cách chế biến món ăn. Người Tây Nguyên thường sử dụng các vật dụng như ống tre, nứa, bương, vầu, lá chuối, bếp than củi,... để tạo ra món ăn.
Dù các món có được chế biến theo cách nào thì người Tây Nguyên cũng ít có quy định cụ thể, các tỷ lệ chi tiết về nguyên liệu hay thời gian nấu. Thật khó để thể tìm kiếm những tài liệu ghi chép công thức nấu ăn của người Tây Nguyên. Việc chế biến món ăn gần như chỉ dựa vào kinh nghiệm, phong tục truyền thông hay sự chỉ dạy trực tiếp từ gia đình.
Tận dụng nguồn nguyên liệu từ núi rừng
Quá trình tẩm ướp gia vị trong ẩm thực Tây Nguyên có nhiều điểm khác với các địa phương khác. Hầu như cái đặc biệt, cái ngon và hấp dẫn của nền ẩm thực Tây Nguyên là nhờ vào gia vị tự nhiên từ các loại cây rừng mà người dân tận dụng để tẩm ướp trong món ăn.
Các món ăn nơi đây cũng mang đậm chất miền núi, điều này đã góp phần tạo nên một màu sắc rất riêng và được đông đảo mọi người yêu thích.
Nguyên liệu hoàn toàn không có chất gây hại
Một trong những điều làm nên một nền ẩm thực tuyệt vời của con người Tây Nguyên là các nguyên liệu sử dụng để làm món ăn đều không có chứa chất bảo quan hay hóa chất độc hại. Đây chính là điều mà các bà mẹ nội trợ thường ưu tiên mua thực phẩm của người đồng bào mỗi khi bắt gặp.
Hầu như các món đặc sản nổi tiếng của người Tây Nguyên đều được làm từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình người dân. Những tinh túy của nền ẩm thực núi rừng đậm chất hoang sơ, hương vị hấp dẫn lại được kết hợp các loại đặc sản vả tảo dược quý hiếm đã tạo nên những món ăn hấp dẫn đến khó cưỡng.
Sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số
Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh là Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với hơn 40 dân tộc anh em cùng chung sống. Sự giao thoa văn hóa hòa lẫn giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số đã ngày càng được mở rộng và phát triển. Tây Nguyên cũng là nơi có cả sự kết hợp ẩm thực Việt từ ba miền với sự biến tấu sao cho phù hợp về điều kiện miền núi cao để làm nên một nền ẩm thực Tây Nguyên vừa lạ, vừa quen đầy lôi cuốn.
Sinh hoạt ăn uống của người Tây Nguyên thường có sự liên quan chặt chẽ tới hệ thống xã hội, phong tục, văn hóa, kinh tế,... Hầu hết sự giao lưu văn hóa chỉ diễn ra tại địa phương nên gìn giữ được những phong tục cổ xưa, đậm chất truyền thống. Những bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống kết hợp đã cho ra một nền ẩm thực độc đáo, phong phú của những con người nơi núi rừng Tây Nguyên.
Các món ngon đặc biệt độc đáo làm nên nền ẩm thực Tây Nguyên
Cơm ống - Dân giã mà ngon đến lạ thường
Ngoài những cách nấu cơm thông thường thì dựa vào điều kiện địa lý, khí hậu và tính chất công việc, người dân Tây nguyên cõn nghĩ ra hình thức nấu cơm ống hay còn gọi là cơm lam.
Gạo nương là một loại gạo tẻ có hạt to, cứng nhưng khi chín lại rất thơm và dẻo. Cơm ống thường sẽ được nấu bằng gạo này hoặc thay thế bằng gạo nếp. Gạo sẽ được nấu trong ống tre (nứa, vầu, bương,...), không quá non hay quá già, còn tươi. Một đầu ống sẽ được giữ lại còn đầu kia để hở.
Gạo vo sạch ngâm cho nở rồi cho vào ống tre, dùng là chuối bịt kín rồi nấu trên bếp lửa cho đến khi thấy cháy đều hết lớp vỏ màu xanh bên ngoài thi cơm đã chín. Cơm lam của người Tây Nguyên thường được ăn kèm với vừng, thịt nướng hoặc kho. Không chỉ là món ăn dân giã mà cơm lam còn chứa đựng tình người miền sơn nước đối với du khách khi đến quê hương mình.
Canh thụt - Món ngon độc đáo đậm đà hương vị rừng núi
Canh thụt là món ăn rất đặc biết có nguồn gốc từ dân tộc M’Nông. Đây là một trong những đặc sản mang đậm hương vị và thể hiện bản sắc văn hóa của đông bào Tây Nguyên.
Món được đặt tên là canh thụt bởi cách chế biến độc đáo của nó. Tất cả các nguyên liệu sẽ được thụt vào ống tre để nấu chín, tương tự như nấu cơm lam. Để nấu món này cần có lá nhíp, cà đắng, đọt mây, ớt, cá suối, thịt động vật. Nghe đến tên các loại nguyên liệu thôi đã đủ để bạn hiểu về sự hoang dã mang tính sơn nước của món ăn này.
Sự kết hợp hoàn hảo của các loại nguyên liệu đã tạo nên một món ăn độc đáo gây thương nhớ với khách thập phương. Nếu một lần đến vùng đất Tây Nguyên thì đừng bỏ qua món canh độc đáo say đắm lòng người này nhé.
Phở khô - vừa cổ xưa vừa hiện đại
Phở được xem là món ăn truyền thống và nổi tiếng của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người nói đến phở sẽ nghĩ ngay những sợi phở ăn chung với nước dùng và tất cả nguyên liệu đều trong một tô lớn.
Còn phở khô hay còn được gọi là phở hai tô bở phần sợi phở cũng các loại thức ăn kèm sẽ được sắp riêng và kèm một tô nước riêng. Đây là món ăn độc đáo và lạ miệng nổi tiếng của người Gia Lai. Mọi người sẽ thưởng thức phở riêng rồi mới húp nước lèo, ăn kèm rau sống các loại và tương ớt hoặc tương đen tùy ý mỗi người.
Gỏi lá - Lạc trôi giữa vùng sơn nước bạc ngàn
Đến Tây Nguyên mà chưa thưởng thức món gỏi lá của người Kom Tum thì là một thiếu sót lớn. Với một nơi núi rừng kỳ vĩ như Tây Nguyên thì các loại cây rừng được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhất là trong nấu ăn.
Món gỏi lá của người Kom Tum được ví như tinh hoa ẩm thực Tây Nguyên. Đây không chỉ đơn giản là một món ăn mà còn là tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi những con người chân chất, mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên.
Gỏi lá là sự kết hợp của hơn 40 loại lá rừng khác nhau ăn kèm với thịt heo đồng bào, tôm đất rang muối, bì heo và các gia vị riêng của người miền núi. Từng vị khác nhau sẽ tan ngay trong miệng khiến bạn như vừa có một chuyến tham quan vào xứ xở thực vật kỳ diệu của thiêng nhiên.
Cá Lăng - Món ngon đặc biệt hấp dẫn
Cá Lăng là một trong những loại cá suối bổ dưỡng được người dân Tây Nguyên chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. Lẩu cá Lăng của Kom Tum hay cá Lăng nướng muối ớt đều làm hài lòng du khách thập phương.
Giữa núi rừng hoang sơ, kỹ vĩ, khói bếp nghi ngút bên nồi lấu cá Lăng hấp dẫn hay xiêng trên cá Lăng nướng tảo hương ngào ngạt sẽ gợi lên một cảm giác đặc biệt mà chỉ có tại Tây Nguyên.
Gà nướng sa lửa Bản Đôn - Món ngon làm tan chảy mọi thực khách
Gà nướng thì ở đâu cũng có nhưng có thể nói ngon và nổi tiếng nhất thì phải thử món gà nướng sa lửa ở Bản Đôn. Gà được người dân nuôi 100% từ nguồn thức ăn tự nhiên theo hình thức nuôi thả nên rất chắt thịt, tẩm ướp gia vị theo kinh nghiệm của người dân địa phương. Gà được nướng chín vàng hòa quyện với hương thom của lá chanh, tiêu và một số hương vị đặc biệt của người đồng bào, chỉ cần ngửi thôi đã đủ khiến bạn phải tan chảy vì món ngon này.
Trong thời buổi công nghiệp như hiện nay, để tìm một con gà rừng được nuôi hoàn toàn theo phương thức tự nhiên thì không đâu dễ tìm bằng vùng đất Tây Nguyên. Đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn tuyệt vời này khi tìm hiểu về nền ẩm thực Tây Nguyên.
Những món ăn từ côn trùng độc đáo của nền ẩm thực Tây Nguyên
Một nét độc đáo của nền ẩm thực đồng bào Tây Nguyên gây tò mò nhất là các món ăn được làm từ nguyên liệu khá đặc biệt biệt - côn trùng. Bạn sẽ vô cùng hoảng hốt nhưng không thể nào cưỡng lại cái mới lạ, hấp dẫn từ những món sau:
Sâu muồng - “vừa ăn vừa khóc”
Nếu bạn nghĩ đến việc vừa khóc vừa ăn thì chắc hẳn do sự tác động nào đó từ bên ngoài hoặc là bị ép. Tuy nhiên, đến với ẩm thức Tây Nguyên thì bạn sẽ được thưởng thức một món như vậy. Không ai bắt buộc hay tác động bạn không thể nào cưỡng lại hương vị hấp dẫn của món sâu muồng từ người Tây Nguyên mặc dù sợ đến chảy nước mắt.
Cây muồng mọc khá nhiều ở các tẫy cà phê, tiêu và khu vực hai bên đường ở vùng đất đỏ bazan. Vào mùa mưa, sâu muồng sinh sôi và nảy nở rất nhiều, đây chính là nguồn nguyên liệu để tạo ra món ăn độc đáo của người Tây Nguyên.
Sâu muồng là một món đặc sản hấp dẫn trong nền văn hóa ẩm thực của người Tây Nguyên được nhiều du khách biết đến. Món ăn này không chỉ mang một hương vị rất lạ mà còn khiến mọi người khắc sâu khoảnh khắc “rùng rợn” về lần đầu thưởng thức món này.
Kiến vàng - Đặc sản Tây Nguyên nổi tiếng
Nhắc đến về ẩm thực của miền núi rừng Tây Nguyên không thể thiếu món kiến vàng. Dường như loài kiến này có mặt ở khắp mọi nơi tại Tây Nguyên nhưng tuyệt nhiên không có ở địa phương khác. Người dân đã tận dụng loài côn trùng này mà chế biến thành các món ăn độc đáo.
Mặc dù kiến vàng kích thước rất nhỏ nhưng cơ thể có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Người đồng bào có thể nấu xôi kiến, trứng kiến trộn gỏi, nêm các món ăn hay muối kiến vàng. Muối kiến vàng rất nổi tiếng và được xem là món quà quý giá mỗi khi có ai đó từ Tây Nguyên trở về. Muối có thể được ăn kèm với trái cây hay các loại thịt rừng, nấu canh chua đều được.
Ve sầu - Tan chảy với vị béo ngậy
Ve là một đặc sản hấp dẫn của núi rừng Tây Nguyên. Khi ấu trùng ve bắt dầu có hiện tượng lốt xác để phát triển thành con trường thành thì sẽ là lúc người dân bắt về làm thức ăn.
Ve bỏ hết cánh, chân và làm sạch ruột rồi cho đậu phộng vào trong bụng. Chiên sơ ve trên chảo dào, đảo nhanh và nêm ném gia vị vừa ăn. Sau khi thấy ve chuyển sang màu vàng ruộm thì cho ra đĩa. Vị béo ngậy hoàn quyện với cái bùi bùi từ đậu và hương vị nêm ếm khiến bất kỳ ai cũng phải nhớ mãi không quên.
Ẩm thực Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, bởi từng khu vực khác nhau có các cách chế biến món ăn đơn giản, cầu kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung chính là đều mang đến những hương vị đặc trưng, tinh túy của núi rừng vừa hoang sơ, vừa hấp dẫn đến khó cưỡng.
PV (t/h)