Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khoảng 150 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh mì lần 2 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh Mì Việt Nam - Giá Trị Ẩm Thực Thế Giới" dự kiến có quy mô lớn hơn năm ngoái.

Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh vừa phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024.

Theo đó, Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17-19/5 tại Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Năm nay, Lễ hội cũng có nhiều điểm mới với nhiều không gian hấp dẫn phục vụ công chúng đến tham quan, trải nghiệm.

Đó là không gian khu vực cổng chào hình rồng với chất liệu bằng bánh mì; không gian trải nghiệm lịch sử hình thành và phát triển bánh mì Việt Nam; không gian luống lúa mì dẫn vào sân khấu trung tâm với cối xay gió; không gian vườn cổ tích với các loài vật làm từ bánh mì với các trò chơi dân gian phục vụ các cháu thiếu nhi đến tham quan và trải nghiệm.

Do đó, tại không gian này chú trọng trưng bày phong phú dụng cụ, hình ảnh, bài viết về bánh mỳ Việt Nam qua các thời kỳ; cũng như tái hiện hình ảnh bánh mỳ xưa và nay, bức tường nguyên liệu gia vị làm bánh mỳ,…

Khách nước ngoài thưởng thức bánh mì tại lễ hội năm 2023. Ảnh: Vi Yến
Khách nước ngoài thưởng thức bánh mì tại lễ hội năm 2023. Ảnh: Vi Yến

Đặc biệt, điểm nhấn của Lễ hội là không gian các đầu bếp công diễn xác lập kỷ lục 150 món ăn kèm với bánh mì được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ. Các món ăn thể hiện sự đa dạng được chế biến từ sản vật đặc trưng của các địa phương trên cả nước, từ đó đã làm nên món bánh mì Việt Nam ngon khác biệt.

Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh, đây không chỉ là một sự kiện giải trí mà còn là một sản phẩm văn hóa du lịch, là ngày hội giao thoa văn hóa độc đáo, rất đặc sắc và đậm chất Việt.

Bên cạnh đó, sự kiện còn là nơi để các đầu bếp, nghệ nhân, thợ làm bánh thỏa sức sáng tạo và trổ tài, đồng thời là môi trường rèn luyện tay nghề để vươn xa, hội nhập quốc tế.

Ngoài các hoạt động trưng bày, giới thiệu quảng bá về bánh mì còn có các cuộc hội thảo chuyên đề "Bánh mì Việt Nam với du lịch và ẩm thực thế giới". Nội dung các hội thảo tập trung giới thiệu sự khác biệt của bánh mì Việt Nam so với các loại bánh mì trên thế giới; quá trình hình thành bánh mì Việt giúp khẳng định bánh mì là một món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, vai trò của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ cho bánh mì Việt. 

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn tổ chức các hoạt động khởi nghiệp từ xe bánh mì dành cho phụ nữ và học viên ngành bánh; trải nghiệm chế biến bánh mì từ bột gạo, ngũ cốc, kết hợp với nông sản Việt…

Dự kiến, Lễ hội năm nay có sự tham gia của khoảng 150 gian hàng, gồm: thương hiệu bánh mỳ nổi tiếng trên 50 năm, tiệm bánh mỳ, nhà hàng phục vụ món ăn kèm bánh mỳ; nhà cung cấp nguyên liệu gia vị, thiết bị phục vụ cho công nghệ làm bánh mỳ…

Đại diện Ban Tổ chức cho biết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu và được Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh phối hợp triển khai, giám sát chặt chẽ.

Lễ hội dự kiến đón 100.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm, tạo nên không khí sôi động và hào hứng cho cộng đồng.

Hoàng Bách

Bài liên quan

Tin mới

Pháp coi trọng quan hệ và đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam
Pháp coi trọng quan hệ và đánh giá cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam

Bộ trưởng Sébastien Lecornu nhấn mạnh: Pháp coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá rất cao sự độc lập, tự chủ mạnh mẽ của Việt Nam; nêu bật tầm quan trọng của hợp tác chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh giữa hai nước.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2024 đạt 1,3 tỷ USD tăng 0,2% so với tháng 3/2024. Sau 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về 4,84 tỷ USD, tăng trưởng gần 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hành trình xây dựng thương hiệu OCOP Nghệ An: Từ sản vật địa phương vươn ra thế giới
Hành trình xây dựng thương hiệu OCOP Nghệ An: Từ sản vật địa phương vươn ra thế giới

Sau 4 năm triển khai chương trình, đến nay Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đã góp phần đưa sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của Nghệ An dồi dào về số lượng, phong phú về thể loại. Đồng thời, chất lượng, giá trị sản phẩm, thu nhập của người dân ngày càng cao, góp phần đưa diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Công ty Điện lực Điện Biên nỗ lực khắc phục sự cố do mưa giông gây ra
Công ty Điện lực Điện Biên nỗ lực khắc phục sự cố do mưa giông gây ra

Từ ngày 2/5 đến ngày 3/5, trên địa bàn thị xã Mường Lay và huyện Mường Chà (Điện Biên) có mưa to đến rất to kèm giông lốc mạnh, sấm sét đánh làm đứt dây dẫn, đổ cột, rạn nứt gốc cột có nguy cơ đổ cột, dẫn đến toàn bộ 10 trạm biến áp và 590 khách hàng bị mất điện.

Quảng Bình thực hiện các dự án cải tạo đất trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình thực hiện các dự án cải tạo đất trên địa bàn tỉnh

Mới đây, vào ngày 04/5/2024, UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 780/UBND-KT về việc triển khai các dự án cải tạo đất trên địa bàn tỉnh.

Quảng Bình đẩy mạnh triển khai dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân
Quảng Bình đẩy mạnh triển khai dự án nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân

Trong giai đoạn 2022 – 2025, tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu xây dựng 3.700 căn hộ, và trong giai đoạn 2026 - 2030 là 11.300 căn hộ.